Dị tật hậu môn – trực tràng (tiếp theo)

dị tật hậu môn - trực tràng
Tin Tức Sức Khỏe
dị tật hậu môn - trực tràng
dị tật hậu môn – trực tràng

1.Các biểu hiện của hình ảnh X-quang:

Chụp bụng không chuẩn bị:

  • Mục đích: tìm túi cùng trực tràng.
  • Cách chụp

+ Sau khi bệnh nhân sinh được 6-12 giờ để cho hơi tới tùi cùng trực tràng.

+ Dán một mẩu chì vào vết tích hậu môn để đánh dấu.

+ Tư thế chụp: nghiêng, đầu dốc ngược, chân trái thẳng, chân phải gấp (chụp theo phương pháp của Wangensteen và Rice đưa ra vào năm 1930).

  • Nhận xét kết quả: so sánh túi cùng trực tràng của bệnh nhân với :

+ Mốc xương đường mu – cụt:

Túi cùng trực tràng nằm trên đường đường mu – cụt thì có nghĩa là bệnh nhân bị dị tật cao.

Trường hợp túi cùng trực tràng bằng với đường mu – cụt thì bệnh nhân bị dị tật trung gian.

Còn nếu như túi cùng trực tràng nằm phía dưới của đường mu – cụt thì bệnh nhân bị dị tật thấp.

+ Mốc đánh dấu:

Trường hợp ở trên mốc đánh dấu 2 cm thì là dị tật cao.

Nếu bằng 2 cm thì là dị tật trung gian.

Còn trong trường hợp  dưới 2 cm thì là bị dị tật thấp.

  • Chụp X-quang có chuẩn bị:

Khi bơm thuốc cản quang vào:

+ Túi cùng trực tràng bằng cách chọc kim qua vết tích hậu môn thì thấy được rõ tùi cùng trực tràng của bệnh nhân.

+ Lỗ rò.

2.Điều trị dị tật hậu môn – trực tràng.

  • Mục đích của điều trị:

+ Cứu sống được bệnh nhân.

+ Tạo hậu môn ở vị trí bình thường cho người bệnh.

+ Đảm bảo được chức năng đại tiện bình thường nhất.

  • Chỉ định điều trị:

+ Hậu môn bị bịt kín không có lỗ rò thì cần thực hiện phẫu thuật mổ cấp cứu.

+ Hậu môn bịt kín nhưng không có lỗ rò:

Trường hợp này có thể trì hoãn trong một thời gian.

Cần thực hiện nong lỗ rò trong thời gian bệnh nhân chờ được phẫu thuật.

 

+ Hẹp hậu môn hay hẹp hậu môn trực tràng:

Tiến hành nong chỗ hẹp. Trong trường hợp nong không cho kết quả thì  cần phẫu thuật.

  • Phương pháp phẫu thuật:

+ Đối với trường hợp dị tật cao và trung gian thì tiến hành phẫu thuật mổ theo ba thì:

Thì 1: Đặt hậu môn nhân tạo sau khi sinh.

Thì 2: Hạ bóng trực tràng sau khoảng 2-6 tháng: đường bụng và tầng sinh môn. Đường sau trực tràng.

Thì 3: Đóng hậu môn trực tràng sau khoảng 2-3 tháng.

+ Còn đối với dị tật thấp: thì thường chỉ mổ một thì nhằm để tạo hậu môn đường sinh môn.

+ Một số trường hợp đặc biệt:

Bệnh nhân bị teo trực tràng: giải phóng hai đầu của trực tràng, tiến hành nối tận – tận.

Nếu trong trường hợp bị hẹp hậu môn trực tràng: nong hoặc tiến hành phẫu thuật để cắt đoạn hẹp nối trực tràng với ống hậu môn.

  • Chăm sóc bệnh nhân sau khi phẫu thuật:

+ Tiến hành ủ ấm cho người bệnh.

+ Cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kháng sinh để tránh bị nhiễm trùng.

+ Thực hiện truyền dịch và cho người bệnh ăn sớm.

+  Cần phát hiện các biến chứng sau mổ.

+Nong hậu môn.

copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/

link bài viết:Dị tật hậu môn – trực tràng (tiếp theo)

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Tức Sức Khỏe
Chữa rối loạn cương dương chỉ với Formula For Men

Thực tế, dấu hiệu rối loạn cương dương không khó nhận biết, nhưng phần lớn nam giới không thẳng thắn thừa nhận và tìm cách khắc phục cũng như có sự chia sẻ với bạn đời. Tình trạng lâu ngày kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất …

Tin Tức Sức Khỏe
Formula For Men – Giải pháp mới giúp hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương cho nam giới

Rối loạn cương dương là một trong những rắc rối khó nói mà không ít cánh mày râu hiện đang gặp phải. Bởi vậy, việc tìm hiểu về nguyên nhân và các biện pháp chữa trị, cải thiện tình trạng này luôn là điều được nhiều người quan tâm. Trong …

Tin Tức Sức Khỏe
Sâm Ashwagandha – thảo dược tăng cường sinh lý nam mà mọi quý ông nên biết

Sâm Ashwagandha được biết đến là một loại thảo dược cực kỳ tốt cho sức khỏe. Nó được các nhà khoa học ưu ái gọi là “chất thích nghi”, nghĩa là giúp cơ thể bạn kiểm soát căng thẳng. Không chỉ vậy, thảo dược này còn mang đến nhiều lợi …

>