Vết thương khớp (tiếp theo)

vết thương khớp
Tin Tức Sức Khỏe

1.Sinh lí bệnh học của vết thương khớp.

vết thương khớp
vết thương khớp
  • Bao hoạt dịch của khớp: là một lớp thanh mạc tiết ra dịch khớp, hạn chế được một phần nhiễm khuẩn, nhưng không hoàn toàn như phúc mạc.
  • Sau khi chấn thương: nhờ có lớp nội mạc của bao hoạt dịch không có chứa các mạch máu, không hấp thụ, nhờ lớp dưới nội mạc tưới máu giảm, nên vết thương khớp sau 24 giờ đầu, người ta xem như một vết thương mới không nhiễm khuẩn.
  • Dịch khớp: giúp bôi trơn khớp để cho khớp hoạt động và nuôi dưỡng cho khớp.

Vì vậy đây chính là lí do tại sao sau khi xử lí các vết thương khớp, ta phải tìm mọi cách để khâu kín lại bao khớp, bao hoạt dịch, không được dẫn lưu trong khớp.

2.Chẩn đoán vết thương khớp.

Dựa vào các biểu hiện lâm sàng và các hình ảnh X-quang.

Các dấu hiệu biểu hiện lâm sàng của bệnh: việc chẩn đoán vết thương khớp dựa vào 4 bệnh cảnh lâm sàng như sau:

  • Vết thương khớp rộng, lộ mặt khớp trong ra ngoài.
  • Vết thương vùng khớp , có chảy dịch khớp ra ngoài.
  • Vết thương vùng khớp nhỏ (có thể nguyên nhân là do que chọc), sau khi tiến hành cắt lọc vết thương thấy thủng vào bao hoạt dịch của khớp.
  • Vết thương khớp đến muộn, đã nhiễm khuẩn vết thương.

Các dấu hiệu X-quang: hình ảnh X-quang điển hình  của bệnh nhân là:

  • Có xuất hiện dị vật trong đường khớp.
  • Xuất hiện hơi trong khớp.
  • Các tổn thương xương khớp kèm theo.

3.Các biến chứng của bệnh nhân bị các vết thương xương khớp.

Viêm khớp cấp:

  • Thường là các vết thương khớp đến muộn sau 3 ngày, không được xử lí từ trước.
  • Khớp của bệnh nhân đau dữ dội, mất đi cơ năng của khớp.
  • Biểu hiện của sốt cao 39-40 độ C, có các dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng.
  • Khớp bị sưng to lên, chảy ra các dịch hôi hoặc là mủ.
  • Chọc dò khơp thấy có mủ.

Viêm khớp tối cấp:

  • Diễn biến nhanh, nặng hơn thể cấp tính. Bệnh nhân có xuất hiện hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc nặng.
  • Tỷ lệ cắt cụt chi của bệnh cao nhằm để cứu tính mạng của bệnh nhân.

Viêm khớp tiềm ẩn:

Đây là một bệnh cảnh điều trị không kịp thời, không đúng hoặc bỏ sót những vết thương nhỏ.

Teo cơ cứng khớp: thường hay gặp ở những vết thương xương khớp.

4.Sơ cứu cho bệnh nhân có các vết thương khớp.

  • Băng vô khuẩn vết thương.
  • Bất động khớp ở tư thế cơ năng.
  • Phòng và chống sốc với những vết thương khớp lớn: bằng các loại dịch, máu; dựa vào mạch máu, huyết áp, xét nghiệm hồng cầu, chỉ số hematocrit của bệnh nhân.
  • Tiêm phòng uốn ván, dùng kháng sinh toàn thân với liều cao.

copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/

link bài viết:Vết thương khớp (tiếp theo)

 

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Tức Sức Khỏe
Chữa rối loạn cương dương chỉ với Formula For Men

Thực tế, dấu hiệu rối loạn cương dương không khó nhận biết, nhưng phần lớn nam giới không thẳng thắn thừa nhận và tìm cách khắc phục cũng như có sự chia sẻ với bạn đời. Tình trạng lâu ngày kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất …

Tin Tức Sức Khỏe
Formula For Men – Giải pháp mới giúp hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương cho nam giới

Rối loạn cương dương là một trong những rắc rối khó nói mà không ít cánh mày râu hiện đang gặp phải. Bởi vậy, việc tìm hiểu về nguyên nhân và các biện pháp chữa trị, cải thiện tình trạng này luôn là điều được nhiều người quan tâm. Trong …

Tin Tức Sức Khỏe
Sâm Ashwagandha – thảo dược tăng cường sinh lý nam mà mọi quý ông nên biết

Sâm Ashwagandha được biết đến là một loại thảo dược cực kỳ tốt cho sức khỏe. Nó được các nhà khoa học ưu ái gọi là “chất thích nghi”, nghĩa là giúp cơ thể bạn kiểm soát căng thẳng. Không chỉ vậy, thảo dược này còn mang đến nhiều lợi …

>