Bệnh Gout
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Bệnh Gout
Những năm gần đây bệnh gout có chiều hướng tăng cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, Bệnh Gout hay bệnh thống phong, là bệnh lý gây ra bởi quá trình lắng đọng tinh thể monosodium urate tại khớp và mô liên kết nơi khác do tăng rất cao nồng độ acid uric trong máu. Khi triệu chứng lâm sàng ở khớp xuất hiện là bệnh nhân đã có tăng acid uric trong máu một thời gian dài; tuy nhiên, cũng có một số trường hợp chỉ có hội chứng tăng acid uric/máu mà không hề đưa đến viêm khớp gout.
Contents
NGUỒN GỐC VÀ THẢI TRỪ ACID URIC
Nguồn cung cấp và sản xuất
Thức ăn giàu protein có gốc Purin là nguồn cung chủ yếu
Cơ thể tự tổng hợp Uric tư các acid nucleotid có sẵn
Thải trừ:
Chủ yếu qua thận khoảng 70%
Phần còn lại đào thải qua nước tiểu
NGUYÊN NHÂN:
Gout nguyên phát
Chiếm tỉ lệ lên đến 95%. Các yếu tố nguy cơ cao là
– Di truyền (25%)
– Hội chứng X (rối loạn chuyển hóa glucid- protid-lipid)
– Nam giới- tuổi trung niên- những người có điều kiện về kinh tế, chế độ ăn giàu dinh dưỡng
Gout thứ phát:
Yếu tố nguy cơ có thể là:
Các bệnh lý:
Bệnh lý huyết học, cao huyết áp
Bệnh thận đặc biệt là suy thận mạn
Ngộ độc chì
Các bệnh tự miễn(vảy nến, luput…)
Các bệnh nội tiết(Suy giáp, cường cận giáp, đái đường)
Các thuốc điều trị:
Thuốc Lao
Nhóm corticoid
Acid nicotinic, nhóm salicylat…
TRIỆU CHỨNG
Xuất hiện cơn đau đột ngột ở các khớp chi dưới nhất là khớp ngón 1, đau dữ dội đặc biệt là khi có va chạm vào vị trí đau kèm sưng nóng đỏ khớp này, thường cơn đau kéo dài vài tiếng sau đó sẽ hết đau
Xuất hiện các hạt tophi ở vị trí gần các khớp
Ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng khác như:Viêm mạch máu, bệnh lý tắc nghẽn động mạch thường gặp ở chi dưới, viêm màng ngoài tim, viêm kết mạc, viêm mống mắt, viêm tuyến mang tai…
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN
Theo tiêu chuẩn (NewYork 1966) một người được chẩn đoán Gut khi có 2/4 tiêu chuẩn sau:
1. Viêm cấp 1 khớp ≥ 2 lần
2. Viêm khớp bàn-đốt ngón chân 1
3. Xuất hiện các hạt tophi, thường gặp ở các vị trí xung quanh các khớp(ngón chân, cổ chân, cổ tay, khuỷu tay), sụn vành tai…Các hạt tophi này tăng kích thước dần theo thời gian, không đau tuy nhiên nếu không kiểm soát tốt nồng độ acid uric trong máu thì các hạt này sẽ mọc nhiều và lớn rất nhanh đe dọa đến sụn khớp, phá hủy biến dạng khớp, phá hủy xương, đặc biệt khi vỡ các hạt này sẽ gây viêm loét rất khó lành
4. Đáp ứng với điều trị colchicin
ĐIỀU TRỊ
Người bệnh phải tham khảo ý kiến Bác sỹ trước khi điều trị, nhất là trong viêm cấp tính hay trong các đợt cấp. Về cơ bản điều trị Gout hướng tới mục tiêu là:
- Chấm dứt quá trình viêm cấp (Kháng viêm không steroid, colchicin, corticoid)
- Phòng ngừa cơn cấp tái phát thường xuyên (colchicin)
- Phòng ngừa sự lắng đọng thêm cũng như làm giải quyết các tophi sẵn có với các biện pháp làm giảm acid uric trong máu. Ngoài ra, cũng cần điều trị các bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và béo phì.
Cụ thể là:
Điều trị triệu chứng:
– Colchicin
– Các thuốc kháng viêm không steroid, Corticoid
– Thuốc giảm đau
– Cho khớp nghỉ ngơi và chọc hút dịch khớp trong trường hợp có tràn dịch khớp nhiều.
Điều trị cơ bản:
– Mục tiêu chính của điều trị cơ bản là giảm lượng acid uricmáu xuống ≤ 6mg%.
– Thuốc tăng thải acid uric qua đường niệu
– Thuốc ức chế tổng hợp acid uric (allopurinol, tisopurine)
– Nước rất quan trọng nhằm mục đích phòng ngừa ứ đọng tinh thể urat tại thận, nên bệnh nhân thường được khuyên uống nhiều nước, hoặc truyền dịch nhằm đảm bảo lượng nước tiểu trong ngày đạt đến 2000ml/24 giờ.
– Chế độ ăn:
· Giảm tối đa thức ăn cung cấp nhiều đạm gốc purin
· Giảm calorie
· Giảm chất béo
– Kiềm hóa nước tiểu: nước pha bicarbonat (ít dùng), acetazolamid, nước suối Vichy, trái cây không chua…
– Phẫu thuật: chỉ định khi các tophi quá lớn ảnh hưởng đến chức năng hay chèn ép gây biến chứng.
Không có phản hồi