Viêm màng bồ đào
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Viêm màng bồ đào
Nguyên nhân
Vi khuẩn : Các vi khuẩn thường gặp gồm: Tụ cầu, liên cầu khuẩn, phế cầu, trực khuẩn, xoắn khuẩn và nhiều loại khác.
Virus : Bao gồm các loại virus herpes, cúm, zona, thủy đậu, quai bị…
Nấm : Một số nấm gây bệnh phổ biến là Candida, Aspergilus…
Kí sinh trùng : Thường gặp là Toxoplasma, ấu trùng sán lợn, giun…
Các yếu tố miễn dịch và kháng nguyên bạch cầu người HLA (Human Leucocyte Antigen ) liên quan đến hội chứng Behcet, hội chứng Vogt – Koyanagi – Harada, hội chứng Reiter…
Nhiễm khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng có thể là ngoại sinh sau chấn thương hoặc phẫu thuật và nội sinh do viêm nhiễm vùng kế cận hoặc toàn thân ảnh hưởng tới.
Do dị ứng protein thể thủy tinh gây viêm màng bồ đào.
Nhiễm độc : Thuường ít gặp, do độc tố hóa chất, độc tố từ nguyên nhân gây nhiễm trùng, độc tố của các tế bào u ác tính trong nhãn cầu…
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác không rõ ràng chưa được biết đến
Phân loại
Theo nguyên nhân: VMBĐ do vi khuẩn, do virus, do nấm và kí sinh trùng, do dị ứng, nhiễm độc, liên quan tới yếu tố miễn dịch…
Theo tiến triển bệnh: Gồm cấp và mạn
Theo mô bệnh học: Dạng hạt và không hạt.
Theo vị trí cấu trúc giải phẫu: viêm mống mắt thể mi, viêm pars plana, viêm hắc mạc, viêm võng mạc, viêm MBĐ toàn bộ
Triệu chứng
Giảm thị lực: Triệu chứng xuất hiện sớm nhất, ngay từ đầu. Tủa giác mạc, bởi protein, tế bào viêm và fbrin trong thủy dịch làm giảm thị lực do đục môi trường trong suốt. Ánh sáng không truyền qua 1 cách dễ dàng.
Đau: Đau nhức mắt là triệu chứng bệnh nhân đến khám. Đau do co thắt thể mi và các đầu tận cùng thần kinh bị kích thích quá mức bởi nồng độ độc tố cao.
Sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhiều do kích thích dây thần kinh số V.
Cương tụ các mạch máu ở mống mắt làm mống mắt thẫm màu và đôi khi gây xuất huyết mống mắt, xuất huyết tiền phòng.
Đôi khi bệnh nhân không có các triệu chứng chủ quan, viêm MBĐ được phát hiện tình cờ khi khám mắt.
Tủa giác mạc: Tủa giác mạc lúc đầu có màu trắng kem, bờ mờ. Sau đó tủa giác mạc chuyển màu nâu do sắc tố, tủa có khía và nhỏ lại (tủa cũ).
Xuất tiết: Tăng xuất tiết do tăng tính thấm thành mạch máu.
Các nốt ở mống mắt: Các nốt thường màu trắng xám, tồn tại khá lâu có thể nhiều tháng
Biến chứng:
Tăng nhãn áp: Là biến chứng tương đối phổ biến
Đục thể thủy tinh
Phù hoàng điểm dạng nang
Teo nhãn cầu
Tổ chức hóa dịch kính
Bong võng mạc
Điều trị
Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh với các thuốc đặc hiệu: Thuốc kháng sinh, thuốc chống vius, thuốc kháng nấm, kháng sinh chống vi khuẩn, penicillin điều trị giang mai…
Thuốc giãn đồng tử và liệt thể mi
Thuốc chống viêm: Sử dụng Corticosteroid : là thuốc đầu tay trong điều trị viêm màng bồ đào nhưng cũng một số trường hợp cụ thể không nên dùng. Có thể dùng đường toàn thân, nhỏ mắt hoặc tiêm cạnh nhãn cầu
Các thuốc điều hòa miễn dịch
Không có phản hồi