Gãy xương hở (tiếp theo)
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
1.Sinh lí bệnh học gãy xương hở.
- Nhiễm trùng vết thương:
+ Tất cả mọi vết thương của bệnh nhân đều có sự hiện diện của các loại vi khuẩn, nhưng nó lại phụ thuộc vào thể trạng của bệnh nhân, mức độ của tổn thương và sự can thiệp kịp thời của bác sĩ mà có bị nhiễm trùng vết thương hay không.
+ Đối với bệnh nhân già, yếu, sức đề kháng kém (phụ nữ sau khi sinh) hoặc bệnh nhân bị mắc các bệnh mạn tính (như bệnh suy gan, suy thận) thì thường dễ bị nhiễm trùng các vết thương.
- Diễn biến nhiễm trùng vết thương trong trường hợp bệnh nhân bị gãy xương hở (Friedrich).
+ Giai đoạn nhiễm khuẩn hay giai đoạn ủ bệnh: sau các tại nạn dưới 6 giờ.
+ Giai đoạn tiềm tàng cũng chính là giai đoạn vi khuẩn xâm lấn: sau tai nạn từ 6-12 giờ, nếu vết thương không được xử lí thì vi khuẩn sẽ phát triển từ các tổ chức vết thương dập nát, các tổ chức hoại tử, rồi sau đó chúng xâm lấn vào các tổ chức sống và gây nên phản ứng viêm.
+ Giai đoạn nhiễm khuẩn hay giai đoạn phát bệnh: sau tai nạn khoảng 12 giờ, thì từ các nhiễm khuẩn tại chỗ vết thương thì vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng huyết.
- Liền vết thương và liền xương trong gãy xương hở:
Liền vết thương phần mềm là quan trọng nhất trong gãy xương hở bởi vì phần mềm sẽ che phủ và bào vệ cho xương bị gãy.
+ Một vết thương liền tốt nếu như không có các dị vật, không còn bị nhiễm khuẩn, không có sự chèn ép và thiếu máu nuôi dưỡng cho xương. Vì vậy nguyên tắc điều trị trong các bệnh nhân bị gãy xương hở là cắt lọc, rạch rộng và để hở.
+ Liền xương tốt khi: vết thương liền liền, xương bất động tốt và không bị mất đoạn xương.
Trường hợp bệnh nhân bị sốc chấn thương: nguyên nhân là do mất máu và do đau. Trung bình thì một gãy xương hở như ở cẳng chân mất khoảng 500 ml máu, còn đùi mất khoảng 500-1000 ml máu.
2.Phân loại gãy xương hở.
Dựa vào cơ chế của chấn thương thì gãy xương hở được chia thành hai loại:
- Gãy xương hở vào có cơ chế chấn thương trực tiếp.
- Gãy xương hở ra thì do cơ chế chấn thương gián tiếp.
Dựa vào thời gian bệnh nhân bị gãy xương thì gãy xương ở được chia thành hai loại:
- Gãy xương hở đến sớm: dưới 6 giờ.
- Gãy xương hở đến muộn: trên 12 giờ.
Dựa vào các tổn thương ở phần mềm của vết thương:
Có nhiều cách phân loại gãy xương hở theo các tổn thương tại phần mềm như OESTRERN (của Đức), COUCHOIX (phân loại do Pháp đưa ra), A.O (là cách phân loại của hiệp hội chấn thương chỉnh hình quốc tế). Nhưng hiện nay, phân loại theo GUSTILO (Mỹ) là cách phân loại đơn giản nhất, chính xác và được ưng dụng nhiều nhất hiện nay:
- Gãy độ 1: gãy xương hở mà vết thương phần mềm nhỏ dưới 1 cm, gọn và sạch.
- Gãy độ 2: vết thương phần mềm của bệnh nhân từ 1-10 cm, gọn sạch.
- Gãy độ 3: tổn thương phần mềm nặng, xương gãy phức tạp, tỷ lệ cắt cụt chi trong trường hợp này chiếm khoảng 15%.
+ Độ 3a: dập nát phần mềm diện rộng, nhưng xương của bệnh nhân còn được che phủ một cách thích hợp.
+ Độ 3b: mất phần mềm diện rộng, lộ xương ra ngoài.
+ Độ 3c: tổn thương tới mạch máu và thần kinh.
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Gãy xương hở (tiếp theo)
Không có phản hồi