Chẩn đoán phân biệt, phòng và tiên lượng của ung thư bàng quang
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
1.Chẩn đoán phân biệt ung thư bàng quang.
- Viêm bàng quang chảy máu: theo dõi bằng siêu âm nhiều lần để có thể phát hiện được các cục máu đông trong bàng quang và các khối u. Soi bàng quang thấy được niêm mạc bàng quang đỏ rực, có vị trí bị chảy máu, tiến hành sinh thiết thì không thấy có các tế bào ung thư.
- Lao tiết niệu – bàng quang phân biệt với u bàng quang: đái dắt, đái buốt, có khi đái máu tuy rất ít, cho bệnh
nhân điều trị với các kháng sinh chống lao không có phản ứng.
Chụp niệu động tĩnh mạch. Soi bàng quang phát hiện ra các khối u bàng quang hay u biểu mô của đường tiết niệu.
Ung thư bàng quang rất đa dạng, cùng thời kì bệnh ở bàng quang có thể có nhiều vị trí xuất hiện các khối u, với các giai đoạn và mức độ khác nhau:
- Ung thư nông bàng quang To – Tis chiếm tới 45%, còn T1 chiếm 25%.
- Ung thư xâm nhiễm thành bàng quang T2, T3 chiếm khoảng 25%.
- Ung thư giai đoạn cuối đã xuất hiện di căn chỉ chiếm 5%.
2.Phòng bệnh ung thư bàng quang.
Ung thư bàng quang là một bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới, mà bệnh nhân hầu như thường gặp là những người thợ nhuộm, sơn dầu, cao su và nhất là những người hút thuốc lá. Bởi vì cho nên để có thể dự phòng được bệnh ung thư bàng quang cần chú ý đi khám bệnh định kì đối với những trường hợp tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư bàng quang, khuyến cáo về thuốc lá với bệnh ung thư bàng quang.
3.Tiến triển và tiên lượng bệnh ung thư bàng quang.
Tiên lượng của bệnh nhân mắc bệnh nhân ung thư bàng quang được dựa trên ba phương diện, bào gồm có nguy cơ tái phát bệnh, nguy cơ tiến triển và xâm lấn của khối u, và nguy cơ gây ra tử vong cho b.
Nhìn chung thì các u nông có tiên lượng bệnh tốt hơn các u đã xâm lấn vào lớp cơ của bàng quang, tuy nhiên đối với loại ung thư tại chỗ (in situ) có độ ác tính hay xâm lấn.
Ung thư bàng quang có thể bị tái phát sau khi được điều trị khoảng 55-65% trường hợp, hoặc cũng có thế sẽ tiến triển đến giai đoạn nặng hơn (trường hợp này chiếm khoảng 10-15%).
Trường hợp bệnh nhân bị tử vong do ung thư bàng quang của các trường hợp ung thư đã xâm nhiễm sâu chiếm tới 25-50%.
Trường hợp ung thư đã đến giai đoạn di căn thì có tiên lượng bệnh xấu, chỉ sống được sau khoảng 6 đến 12 tháng.
Ung thư bàng quang là một bệnh rất phổ biến và có tiên lượng bệnh bất ngờ, khó có thể lường trước được, cần chú ý đến các vấn đề về phòng bệnh. Điều trị bệnh lại phụ thuộc vào mức độ xâm lấn và mức độ biệt hóa của khối u. Cần theo dõi lâu dài và có các biện pháp thích hợp cho từng giai đoạn của từng bệnh nhân.
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Chẩn đoán phân biệt, phòng và tiên lượng của ung thư bàng quang
Không có phản hồi