Gãy xương chậu (tiếp theo)
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
1.Đại cương về gãy xương chậu.
- Gãy xương chậu là loại gãy xương nặng nhất, có tỷ lệ tử vong tương đối cao, chiếm khoảng 6-14%, chủ yếu nguyên nhân tử vong là do mất máu và thường nằm trong bệnh cảnh là gặp đa chấn thương.
- Gặp khoảng 1-3% tổng số các trường hợp bệnh nhân bị gãy xương nói chung, các bệnh nhân nam thường bị gãy nhiều hơn so với nữ giới.
- Phần lớn các loại gãy xương chậu thường có nguyên nhân là do các tai nạn giao thông, mà hay gặp là tai nạn ô tô, nguyên nhân này chiếm tới 40% các nguyên nhân gây ra gãy xương chậu.
- Chẩn đoán gãy xương chậu rất dễ, nhờ vào động tác giãn ép khung chậu bệnh nhân. Những khám xét để phát hiện được các biến chứng ngay lập tức, đe dọa tính mạng bệnh nhân nhiều khi cũng gặp không ít khó khăn: các tổn thương đến niệu đạo, các tạng rỗng và tổn thương các mạch máu lớn nằm trong ổ bụng.
- Muốn chẩn đoán chính xác các biến chứng của b bị gãy xương chậu, ngoài các phương thức khám lâm sàng còn phải chờ các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng khác như siêu âm, chọc dò ổ bụng và đặc biệt là nhờ vào phương pháp nội soi để có thể kiểm tra..
- Điều trị gãy xương chậu có tới 80% các trường hợp là điều trị bảo tồn bệnh còn 20% còn lại là điều trị bằng các can thiệp ngoại khoa, việc can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa được thực hiện một cách rất khó khăn: kéo liên tục, cố định ngoài và kết hợp xương.
2.Chẩn đoán gãy xương chậu.
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh gãy xương chậu:
Bệnh nhân sau khi bị tai nạn rất đau tại vùng chậu hông, không thể vận động được khớp háng. Có thể xuất hiện các biểu hiện của sốc chấn thương.
- Tìm các dấu hiệu của đau xương chậu, xương cùng và xương mu.
- Tìm các dấu hiệu biểu hiện không vững của khung chậu (đây là nghiệm pháp giãn cánh chậu).
- Khám tình trạng của chi dưới: chiều dài của hai chân, có thể co gấp một chi hay không (trong trường hợp bệnh nhân bị trật khớp háng trung).
- Theo dõi hoạt động tiểu tiện của bệnh nhân, có cầu bàng quang hay không.
- Thăm khám trực tràng, âm đạo một cách hệ thống để phát hiện các biến chứng như đứt niệu đạo, rách trực tràng và âm đạo của bệnh nhân.
- Khám tình trạng bụng của bệnh nhân để phát hiện xem có các chấn thương bụng kín hay không.
Các biểu hiện trên phim chụp X-quang:
Trong trường hợp bệnh nhân không có biểu hiện của sốc.
- Chụp X-quang thẳng và chụp chếch khoảng 3/4 nghiêng chậu và 3/4 nghiêng bịt.
- Sau khi xác định được các biến chứng của vỡ khung chậu cần phải xác định xem vỡ xương chậu có vững hay không vững..
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Gãy xương chậu (tiếp theo)
Không có phản hồi