Sinh lí bệnh học của hội chứng chèn ép khoang
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
Các tổn thương thần kinh:
Khi áp lực trong các khoang này tăng cao lên, đầu tiên nhạy cảm nhất sẽ là làm cho bệnh nhân bị chèn ép các dòng vi quản đi nuôi thần kinh, từ đó thần kinh của bệnh nhân bị thiếu máu trước tiên. Vì thế, các dấu hiệu biểu hiện trên lâm sàng sớm nhất và quan trọng nhất của hội chứng chèn ép khoang là các dấu hiệu biểu hiện về thần kinh như: tê bì, tăng cảm giác đau và liệt vận động.
Áp lực trong khoang:
Matsen đã đưa ra công thức:
Lbf= (Pa-Pv)/R
Trong đó thì :
Lbf là dòng máu đi nuôi hạ lưu.
Pa chính là áp lực động mạch.
Pv là áp lực tĩnh mạch.
Còn R là sức cản.
Như vậy, sức cản trong các khoang càng tăng lên, máu xuống nuôi hạ lưu càng kém đi làm cho cơ càng bị thiếu các dưỡng chất, xuất hiện phù nề, xuất tiết. Càng bị phù nề, xuấ tiết thì càng làm tăng áp lực trong khoang. Đây là một vòng bệnh lí luẩn quẩn.
Hậu quả của hội chứng chèn ép khoang:
Hậu quả toàn thân:
Tăng áp lực trong khoang cơ xương gây ra chèn ép các tuần hoàn mao mạch dẫn đến làm hoại tử các tổ chức như trong bệnh nhân bị tắc mạch do nhiễm khuẩn.
Hội chứng chèn ép khoang nếu như để trên 4 giờ, có thể gây ra hiện tượng đái ra Myoglobine và gây ra tình trạng suy thận cho bệnh nhân.
Sau 8 giờ bị hội chứng chèn ép khoang không được xử lí thì coi như bệnh nhân đó đã có tổn thương các chi không hồi phục.
Trong trường hợp phần chi dưới tổn thương của bệnh nhân bị hoại tử: các mô trong nó chuyển hóa một cách dở dạng và trong mội trường yếm khí, sinh ra các chất trung gian độc hại đối với cơ thể bệnh nhân. Từ đó sẽ đi vào hệ thống tuần hoàn của bệnh nhân, làm cho nồng độ pH trong máu giảm. Bệnh nhân bị nhiễm toan chuyển hóa (hay còn gọi là acid chuyển hóa), nguy cơ bị tử vong trong trường hợp này là rất cao.
Các hậu quả tại chỗ của hội chứng chèn ép khoang:
Nếu như hội chứng chèn ép khoang ở những vùng chi có vòng nối của mạch tốt thì bệnh nhân có thể thoát được tình trạng cụt chi, những hậu quả về sau là các chi có chức năng kém hơn so với bình thường nguyên nhân là bởi vì bị thiếu máu cục bộ làm cho các gân – cơ và các khớp xương bị xơ cứng. Điển hình cho bệnh cảnh này là Wolkmann cẳng tay sau gãy hai xương cẳng tay.
Nếu trong trường hợp bệnh nhân bị hội chứng chèn ép khoang nặng và không được xử lí rạch cân kịp thời thì phải cắt cụt chi.
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Sinh lí bệnh học của hội chứng chèn ép khoang
Không có phản hồi