Quan niệm bệnh thời kì phục hưng
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
Thời kì phục hưng:
Thế kỉ 16 – 17, xã hội thoát khỏi thần quyền, văn học nghệ thuật và khoa học phục hưng lại và nở rộ, với nhiều tên tuổi như Newton, Descarte, Toricelli, Vesali, Harvey…
Giải phẫu học (Vesali, 1414-1564) và sinh lí học (Harvey, 1578-1657) ra đời, đặt nền móng vững chắc để y học cổ truyền tiến vào thời kì hiện đại. Nhiều thuyết tiến bộ về y học liên tiếp xuất hiện. Tính duy vật tuy còn thô sơ, tính biện chứng vẫn còn máy móc, nhưng so với thời kì y học cổ truyền thì đã có những bước tiến nhảy vọt về chất.
Đáng chú ý là:
- Mỗi thuyết đều cụ thể hơn trước (giảm mức độ trừu tượng) khiến có thể dùng thực nghiệm kiểm tra dễ dàng (để thừa nhận hoặc bác bỏ), đồng thời có tác dụng giảm bớt tính nghệ thuật và tăng thêm tính khoa học, tính chính xác trong hành nghề của người thầy thuốc.
- Các thuyết đều có vận dụng các thành tựu mới nhất của các ngành khoa học khác như: cơ, lý, hóa, sinh, sinh lý, giải phẫu. Vài ví dụ như:
Thuyết cơ học của Descarte: coi như cơ thể như một cỗ máy, vì tim như cái máy bơm, mạch máu là các ống dẫn, các xương như những đòn bẩy và hệ cơ như các lực. Bệnh được ví như trực trặc của máy móc…
Thuyết hóa học của Statil (1660-1672): coi như bệnh tật là do sự thay đổi về tỷ lệ các hóa chất trong cơ thể, hoặc sự rối loạn của các phản ứng hóa học.
Thuyết lực sống (Statil, 1660-1734): các nhà sinh học hồi đó cho rằng các sinh vật có những hoạt động sống và không bị thối rữa là nhờ trong chúng có cái gọi là lực sống (vitalisme). Lực sống cũng chi phối sức khỏe và bệnh tật của cơ thể bằng lượng và chất của nó…
Nhận xét về quan điểm bệnh của Hy Lạp và La Mã cổ đại:
Quan niệm về bệnh khá duy vật và biện chứng (tuy còn thô thiển). Có thể nói đây là đặc điểm dễ đạt được khi lý thuyết còn sơ sài, dừng lại ở trình độ chung và trừu tượng. Tuy nhiên, những quan sát trực tiếp của Hyppocrat lại khá cụ thể (4 dịch là có thật) và cho phép mọi người có thể kiểm chứng được. Nhờ vậy, các thế hệ sau có thể kiểm tra, sửa đổi và phát triển nó, nhất là khi các phương pháp thực nghiệm được áp dụng vào y học, đưa y học cổ truyền tiến đến hiện đại. Chính do vậy, Hyppocrat được thừa nhận là ông tổ của y học nói chung (kể cả y học cổ truyền và y học hiện đại). Cần nói thêm rằng Hyppocrat là Galen, một thầy thuốc đầy uy quyền, bảo thủ và giáo điều, đã kìm hãm sự phát triển của y học tới mấy trăm năm nay, kể cả khi ông mất.
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Quan niệm bệnh thời kì phục hưng
Không có phản hồi