Tích nước – rối loạn chuyển hóa nước
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Đại cương về tích nước:
- Ngộ độc nước. Rất hiếm khi xảy ra bởi vì khả năng của thận là để đào thải vượt qua khả năng hấp thu của hệ thống tuần hoàn. Chỉ xảy ra trong lâm sàng khi truyền quá nhiều dịch cho bệnh nhân (những bệnh nhân đang bị mê man). Nếu xảy ra ở người tỉnh thì có buồn nôn, nhức đầu, mệt mỏi, lú lẫn, co giật. Ngộ độc nước trong thực nghiệm (thắt niệu quản và truyền một lượng nước lớn hoặc là trong trường hợp kích thích trung tâm khát) thì gây ra hiện tượng co giật và mê man có thể gây ra tình trạng tử vong.
- Phù, thũng. Phù là tình trạng tích nước quá mức bình thường trong khoảng gian bào, còn thũng là khi có nước tích trong các hốc tự nhiên (như màng phổi, màng tim, hố bụng…).
- Các loại phù của bệnh nhân:
- Phù toàn thân: khi cơ chế phù có tác dụng trong phạm vi toàn thân. Ví dụ, suy thận làm cho các phân tử natri ứ lại trong phạm vi toàn thân, suy dinh dưỡng làm ứ đọng lượng albumin chung…
- Phù cục bộ: do những cơ chế cuc bộ gây ra: dị ứng, cồn trùng đốt, viêm tăng tính thấm cục bộ) trong bệnh chân voi, viêm tắc bạch mạch (tắc bạch mạch cục bộ), phồng tĩnh mạch, thắt garo, phù phổi, phù chi dưới khi phụ nữ có thai (tăng áp lực thủy tĩnh cục bộ…).
- Phù ngoại bào: bao gồm các loại phù như phù toàn thân hay phù cục bộ..
- Phù nội bào: xảy ra khi mất nhiều phân tử natri, ứ nước ngoại bào, thiếu oxy, rối loạn chuyển hóa…đưa đến nhược trương ngoại bào, nước di chuyển vào trong tế bào. Gặp trong suy tuyến thượng thận, bệnh Addison, bù nước nhược trương trong khi mất điện giải đáng kể, tăng nước nội sinh do chuyển hóa mạnh (sốt)… Biểu hiện bằng rối loạn tiêu hóa: chán ăn, nôn, mồ hôi (làm mất thêm điện giải vì vậy cần đủ NaCl để cắt vòng xoắn) và rối loạn thần kinh mệt mỏi, uể oải, chuột rút, đau bắp thịt, co giật, mê man…
Trên thực tế, một loại phù gặp trong lâm sàng, thường có một hoặc một vài cơ chế chính và những cơ chế phụ tham gia. Ví dụ, phù gan có nguyên nhân là do giảm áp lực thẩm thấu keo, do tăng áp lực thủy tĩnh mạch cửa. Trong bệnh lý phù tim: ngoài cơ chế làm tăng áp lực thủy tĩnh còn có cơ chế tiết aldosterol, giảm bài tiết tại thận, tăng tính thấm mạch máu (nguyên nhân là do thiếu oxy và nhiễm toan). Phù do viêm: do tăng áp lực thủy tĩnh (các giai đoạn của xung huyết). Do tăng tính thấm mạch máu (giai đoạn hóa chất trung gian) và do tăng thẩm thấu. Phù phổi: nguyên nhân là do tăng áp lực thủy tĩnh, tăng tính thấm, cường phế vị…
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Tích nước – rối loạn chuyển hóa nước
Không có phản hồi