Hiện tượng bạch cầu xuyên mạch – rối loạn tại ổ viêm
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
bạch cầu xuyên mạch:
Khi tính thấm thành mạch tăng, có sự thoát mạch, máu chảy chậm, lúc đó các tế bào bạch cầu rời khỏi dòng trục, đạt tới bề mặt nội mô thành mạch. Tại đây chúng lăn theo vách mạch (hiện tượng lặn), bám dính và xuyên mạch. Để quá trình này xảy ra cần có sự tham gia của các thụ thể trên bề mặt của các tế bào bạch cầu , các chất hóa ứng động và các phân tử dính trên bạch cầu và trên tế bào nội mô.
Hiện tượng di chuyển bạch cầu bao gồm việc bạch cầu thay đổi hình thái, hình thành chân giả theo hướng đi. Cơ chế: các thụ thể rất phong phú trên bề mặt của bạch cầu (từ 50-50000 thụ thể trên một tế bào) để nhận biết các chất hóa ứng động từ ngoài tới hay có tại chỗ (như các thành phần của vi khuẩn bị dung giải thường là các peptid có tận cùng là N (formyl – methionin)), các sản phẩm hoạt hóa bổ thể (C5a), các chất mới hình thành (PAF, LTB4), các chất tiết tế bào (gọi chung là các chemokin, trong đó có IL -8). Sự liên kết tương ứng giữa chúng sẽ tạo ra tín hiệu khởi đầu cho sự tổng hợp những phân tử dính (adhesion) trên mặt bạch cầu và cho sự hình thành chân giả theo hướng đi. Để bạch cầu tới được ổ viêm còn cần có vai trò của các tế bào đại thực bào. Dưới tác dụng của ác yếu tố gây viêm (như LPS của vi khuẩn) và các chất hóa ứng động nói trên, đại thực bào được hoạt hóa, tiết ra TNF, IL-1 và IL-6 làm cho nguyên bào xơ và các tế bào nội mô cùng lúc sẽ tiết ra TNF, IL-1 và thêm cả IL-8, MCP gây ra hiện tượng hóa ứng động mạnh hơn và xa hơn, kéo đạị thực bào, tế bào bạch cầu đa nhân trung tính tới những mạch xung quanh ổ viêm. Tại đây các mạch đã bị giãn mạch mới hình thành và phóng thích từ màng tế bào như PG, LT và các sản phẩm chuyển hóa khác như NO…Mặt khác do tác dụng của các cytokin như TNF, IL-1 và IL-8 các tế bào nội mạc hoạt hóa, tăng biểu lộ những phân tử dính tương ứng với cái có trên mặt của bạch cầu. Chính nhờ những phân tử chính tương ứng này mà bạch cầu bám vào được thành mạch, di chuyển bằng chân giả, xuyên qua vách mạch và tiến tới ổ viêm.
Sau khi lách qua chỗ nối giữa các tế bào nội mạc, bạch cầu có thể xuyên qua màng cơ bản nhờ tiết enzym collagenase.
Tùy thuộc vào bản chất tác nhân gây viêm, giai đoạn viêm, mà loại bạch cầu tới ổ viêm có khác nhau. Đối với hầu hết các viêm cấp tính, giai đoạn đầu chủ yếu là bạch cầu trung tính (6-24 giờ đầu) tiếp theo là đơn nhân (24-48 giờ sau đó) cuối cùng là lympho bào. Viêm dị ứng thì lúc đầu cùng với các bạch cầu trung tính còn lại bạch cầu ái toan.
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Hiện tượng bạch cầu xuyên mạch – rối loạn tại ổ viêm
Không có phản hồi