Hấp thu thuốc trong cơ thể
- Bởi : Nguyễn thanh tú
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
-
Contents
Đại cương
Quá trình hấp thu là sự xâm nhập của thuốc vào hệ tuần hoàn của cơ thể, mức độ hấp thu ảnh hưởng rất lớn đến tác dụng của thuốc. Khả năng hấp thu của một thuốc phụ thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Tính chất lý hóa và nồng độ của thuốc
- Trạng thái của người bệnh
- Đường dùng thuốc
Trong các yếu tố trên, đường dùng thuốc là yếu tố ảnh hưởng đến nhiều quá trình hấp thu, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Phần lớn các thuốc khi dùng bằng đường tiêm, tác dụng xuất hiện sớm hơn dùng bằng đường uống. Một số thuốc khi dùng bằng đường đưa thuốc khác nhau thì tác dụng của thuốc sẽ khác nhau, ví dụ uống magie sulfat có tác dụng nhuận tẩy, còn tiêm magie sulfat có tác dụng chống co giật.
Tùy theo đường đưa thuốc vào cơ thể mà thuốc sẽ được hấp thu theo các cơ chế khác nhau.
-
Hấp thu thuốc qua da
Phần lớn các thuốc không hấp thu qua da. Khi bôi trên da và niêm mạc, thuốc sẽ xuất hiện tác dụng tại chỗ trên da ví dụ bôi cồn 70 độ có tác dụng diệt khuẩn, bôi cồn iod trên da có tác dụng diệt nấm, diệt khuẩn gây bệnh ngoài da.
Nhưng có một số thuốc khi bôi trên da sẽ có khả năng thấm qua lớp sừng, lớp biểu bì của da và gây tác dụng. Đặc biệt chú ý, da trẻ em rất mỏng, các thuốc bôi trên da có khả năng thấm mạnh vào hệ tuần hoàn và gây nhiều tác dụng không mong muốn, ví dụ như corticoid
Xoa bóp da khi bôi thuốc sẽ giúp cho thuốc hấp hu tốt hơn như các thuốc có tinh dầu…đặc biệt khi bôi thuốc trên vùng da bị tổn thương, thuốc sẽ hấp thu nhanh và có thể gây tác dụng toàn thân.
Da trẻ sơ sinh mỏng manh và có tính thấm cao, khi bôi thuốc trên da có thể gây tổn thương và có thể gây tác dụng toàn thân, do đó tránh bôi các thuốc có tính chất kích ứng lên da trẻ em
Các thuốc dễ hấp thu qua da như vitamin A, muối kim loại nặng và một số thuốc kháng sinh.
-
Hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa
Hấp thu qua niêm mạc miệng
Ở niêm mạc miệng nhất là vùng dưới lươĩ có hệ thống mao mạch dày đặc nên khả năng hấp thu một số thuốc rất nhanh. Khi đặt thuốc ở dưới lưỡi thuốc sẽ hấp thu thẳng vào hệ tuần hoàn chung không phải chuyển hóa bước một tại gan nên hiệu lực rất mạnh. Thuốc hấp thu qua niêm mạc miệng sẽ không bị chuyển hóa trước khi phát huy tác dụng và không bị phân hủy tại đường tiêu hóa. Thuốc đặt nitroglycerin đặt dưới lưỡi chống cơn đau thắt ngực nhanh chóng. Nhược điểm của cách dùng này là giữ thuốc lâu trong miệng, có phản xạ nuốt, không áp dụng cho thuốc có mùi vị khó chịu hoặc thuốc có tính chất kích ứng niêm mạc.
Hấp thu thuốc qua đường uống
Khi dùng thuốc đường uống, thuố sẽ qua miệng tới dạ dày và ruột. Tùy từng vùng trong đường tiêu hóa, thuốc sẽ hấp thu với mức độ khác nhau.
- Hấp thu qua niêm mạc dạ dày: phần lớn thuốc ít được hấp thu qua niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, một số thuốc thuộc loại acid yếu như gardenal, aspirin dễ hấp thu qua niêm mạc dạ dày. Các thuốc thuộc loại base yếu ít được hấp thu qua niêm mạc dạ dày.
- Hấp thu qua niêm mạc ruột non: niêm mạc ruột non là nơi thuốc được hấp thu tốt nhất, vì ở đó có nhiều nhung mao nên diện tích tiếp xúc với thuốc lớn và hệ thống mao mạch phát triển phong phú giúp cho thuốc hấp thu dễ dàng.
- Hấp thu thuốc qua niêm mạc ruột già: khả năng thuốc qua niêm mạc ruột già rất hạn chế
Hấp thu thuốc qua trực tràng
Thuốc hấp thu qua trực tràng rất nhanh và tương đối triệt để , do đó tác dụng của thuốc khi đặt trực tràng nhanh và mạnh hơn đường uống. Khi đưa thuốc qua đường trực tràng có 3 ưu điểm:
- Thuốc nhanh đạt nồng độ cao trong máu
- Thuốc được hấp thu ngay vào máu, không qua chuyển hóa gan
- Tránh được sự phân hủy của dịch vị dạ dày
Trong điều trị người ta đưa thuốc qua trực tràng để chữa viêm trực tràng, trĩ, hoặc dùng thuốc cho những người không uống được (nôn, hôn mê, trẻ em quá nhỏ) hay cần có hiệu quả nhanh
Nhược điểm của thuốc này là bào chế khó khăn, dễ bị kích ứng tại nơi đặt
-
Hấp thu thuốc qua đường tiêm
Tiêm dưới da
Khi tiêm dưới da, thuốc được hấp thu chậm và đau vì ở đó hệ thống mao mạch ít và tập trung nhiều thần kinh cảm giác
Tiêm bắp
Tiêm bắp là đưa thuốc thẳng vào cơ. Khi tiêm bắp thuốc hấp thu nhanh hơn tiêm dưới da vì tuần hoàn máu trong cơ phát triển, đồng thời khi cơ hoạt động làm cho lòng mao mạch giãn rộng khiến lưu lượng máu ở thời điểm đó tăng lên giúp cho thuốc khuếch tán nhanh hơn.
Tiêm tĩnh mạch
Khi tiêm tĩnh mạch, thuốc được đưa trực tiếp vào hệ tuần hoàn nên tác dụng nhanh, mạnh. Tiêm tĩnh mạch có ưu điểm là liều dùng chính xác
Tuy nhiên không được sử dụng rộng rãi, chỉ sử dụng trong trường hợp nhất định vì nó dễ gây tai biến, một số dạng thuốc không được tiêm tĩnh mạch như hỗn dịch dầu, dầu thuốc vì dễ gây nguy hiểm đễn tính mạng, yêu cầu đội ngũ chăm sóc,..do đó cần cân nhăc kĩ khi sử dụng.
-
Hấp thu thuốc qua đường hô hấp.
Thuốc có khả năng hấp thu được qua hô hấp một cách nhanh chóng, nhưng để hấp thu qua ho hấp thù thuốc phải ở thể lỏng dễ bay hơi hoặc thể khí hoặc khí dung. Khi hít thuốc qua mũi vào phổi rồi chuyển qua mao mạch phế nang vào máu. Ở đây sự cần bằng nồng độ thuốc ở phế nang xảy ra rất nhanh. Người ta thường áp dụng cách đưa thuốc vào cơ thể đối với thuốc gây mê hoặc chữa các bệnh về đường hô hấp.
copy ghi nguồn: https://healthyeatingforums.com/
link bài viết: Hấp thu thuốc trong cơ thể
Không có phản hồi