Quá trình thải nhiệt – một yếu tố trong cơ chế duy trì ổn định thân nhiệt (tiếp theo)
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Cơ thể thải nhiệt bằng các biện pháp vật lý, bao gồm có truyền nhiệt, các bức xạ nhiệt (như sự khuếch tán nhiệt) và thông qua quá trình bốc hơi nước (hay là quá trình bốc nhiệt).
Như vậy, thải nhiệt hay mất nhiệt do truyền và khuếch tán phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Một cơ thể khi nằm trong một môi trường 25 độ C thì hai biện pháp hai biện pháp đã nêu trên chi phối khoảng 65% lượng nhiệt được thải ra hàng ngày.
Bốc hơi nước (tiếp theo):
Bốc hơi nước là một biện pháp thải nhiệt qua da và niêm mạc của đường hô hấp (thông qua mồ hôi và hơi thở) và chiếm khoảng 30% số lượng nhiệt thải ra hàng ngày. Nếu như nhiệt độ môi trường nằm ở mức 25-30 độ C (khi một kg nước bị bốc hơi thì cơ thể mất khoảng 0.6 kcal nhiệt). Cũng chính vì nguyên nhân này mà khi nhiệt độ môi trường xung quanh cao trên nhiệt độ hằng định của cơ thể thì thải nhiệt bằng phương thức bốc hơi nước trở thành cơ chế chủ yếu, có thể chiếm tới 80% hay thậm chí là 90% tổng số nhiệt mà cơ thể người đó thải ra. Nếu trong trường hợp độ ẩm của không khí cao lên khiến cho mồ hôi tiết ra khó bốc hơi thì hiệu quả của thải nhiệt sẽ bị giảm sút.
Cơ thể có khả năng điều chỉnh được lượng nhiệt (mức độ thải nhiệt hay mất nhiệt) cho phù hợp với mức sản nhiệt của cơ thể đó. Tuy nhiên, có như sản nhiệt, thì quá trình thải nhiệt của cơ thể cũng có mức tối đa và mức tối thiểu của riêng nó, cũng chính vì vậy mà trường hợp mất cân bằng (có thể là tạm thời) vẫn có thể xảy ra giữa hai quá trình khiến cho thân nhiệt bị thay đổi ở người trưởng thành, khỏe mạnh. Chẳng hạn, đối với thời tiết âm 20 độ C, dù có mặc quần áo mỏng, thì thân nhiệt của một vận động viên trượt băng vẫn đạt trên ngưỡng nhiệt của cơ thể là 37 độ C do ngưỡng thải nhiệt của vận động viên này đã đạt tới mức tối đa rồi mà vẫn không thải hết số nhiệt bị thải ra do quá trình hoạt động cơ bắp cho người đó. Trong trường hợp một cơ thể hoàn toàn được nghỉ ngơi nhưng nhiệt độ bên ngoài môi trường là 40 độ C thì cơ thể vẫn không có các phản ứng bằng cách giảm tạo nhiệt (bởi vì sẽ vượt dưới ngưỡng chuyển hóa cơ bản của người đó), mà việc phản ứng bằng cách ra mồ hôi (nghĩa là tăng các chuyển hóa để có thể tạo thêm một lượng năng lượng để cho các tuyến mồ hôi của cơ thể hoạt động).
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Quá trình thải nhiệt – một yếu tố trong cơ chế duy trì ổn định thân nhiệt (tiếp theo)
Không có phản hồi