Đại cương về sinh lý bệnh tuần hoàn (tiếp theo)
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
hoạt động của hệ tuần hoàn:
Hệ thống tuần hoàn là một bộ phận không thể thiếu trong cơ thể của mỗi người. Chúng có nhiệm vụ cung cấp oxy cho các cơ quan khác trong cơ thể hoạt động kể cả cho chính nó. Các cơ quan trong hệ thống tuần hoàn bao gồm có tim và các mạch máu khác nhau trong cơ thể. Hệ thống mạch máu bao gồm có hệ thống động mạch, hệ thống tĩnh mạch và hệ thống mao mạch. Mỗi bộ phận đều có những chức năng riêng và quan trọng khác nhau đối với cơ thể.
Hệ thống tuần hoàn của cơ thể bình thường hoạt động động được là do các yếu tố hình thành nên nó. Trong đó quan trọng nhất là hoạt động của tim và hệ thống các mạch máu trong cơ thể. Hoạt động của tim mạch giúp cung cấp máu đi đến các cơ quan khác trong cơ thể đồng thời chúng cũng mang tới các chất dinh dưỡng đi nuôi các cơ quan khác trong cơ thể của mỗi người
Hoạt động của phổi:
Có rất nhiều yếu tố và một số cơ quan trong cơ thể có ảnh hưởng tới hoạt động của tim. Phổi cũng là một cơ quan có ảnh hưởng tới hoạt động của tim và đây là một cơ quan có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của phổi. Phổi tăng cường sự trao đổi khí ở phổi, nhờ vậy lượn oxy của máu đến các mô tăng lên. Khi cơ thể ở trong trạng thái nghỉ ngơi, thì các tế bào chỉ lấy được khoảng 30% lượng oxy do máu động mạch đưa đến, nhưng trong lao động có thể lấy được khoảng 60-70% lượng oxy.
Trong sinh lý cũng như bệnh lý, hoạt động của tim và các mạch máu luôn có sự ảnh hưởng đến nhau và liên quan chặt chẽ với nhau. Sự suy giảm chức năng hoạt động của tim có thể là hậu quả, những cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra các rối loạn hoạt động của động mạch. Trong thực tế, nhiều trường hợp của bệnh nhân bị suy tuần hoàn (tức có nghĩa là làm giảm đi khả năng cung cấp máu hoặc mất đi khả năng cung cấp lượng máu theo nhu cầu của cơ thể) có thể nguyên nhân là do suy tim, cũng có thể là do mạch hoặc có thể là do các hai nguyên nhân trên.
Đối với các mạch máu:
Các mao mạch thích nghi bằng cách giãn rộng ra để tăng lưu lượng máu tới, đồng thời làm tăng số lượng của các mao mạch hoạt động lên (lúc bình thường có một số mao mạch hoặc và một số mao mạch thì nghỉ ngơi luân phiên nhau). Nhờ vậy mà lượng máu cung cấp cho các tế bào tăng lên với một áp lực cao hơn. Một cơ vân lúc hoạt động tối đa có thể có số mao mạch tăng lên gấp 4 lần, nhận số máu gấp 6 lần so với lúc nó nghỉ. Mạch còn giúp cho cơ thể phân bố lại máu bằng cách của các cơ quan đang tạm nghỉ hoặc là ít hoạt động, huy động khối lượng máu tồn đọng trong các xoang (như ở lách)…
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Đại cương về sinh lý bệnh tuần hoàn (tiếp theo)
Không có phản hồi