Bệnh đục thủy tinh thể
- Bởi : Nguyễn thanh tú
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
-
Contents
Nguyên nhân của bệnh
- Bẩm sinh: thường ở trẻ nhỏ tuổi bị một hoặc hai mắt, có thể do cha mẹ bị giang mai hoặc do mẹ bị cúm trong thời kì mang thai, thai nghén.
- Người già: thường gặp ở độ tuổi từ 45 tuổi trở lên
Những bệnh gây nên đục thủy tinh thể như: đái tháo đường, bệnh teetani cơn co giật uốn ván, viêm màng bồ đào, cận thị,..
-
Triệu chứng lâm sàng của bệnh
Trẻ em
- Bé nhìn không rõ, hoặc không nhìn thấy được mọi vật
- Mắt nhắm, sợ ánh sáng, đôi khi có rung giật nhãn cầu, lác.
Đồng tử không có màu đen, chỗ trắng, chỗ đen xen lẫn hoặc màu trắng nếu đục toàn bộ
Người già
- Nếu đục chưa hoàn toàn thùy theo hình thái và vị trí chỗ đục mà nhìn xa rõ hơn nhìn gần
- Nếu đục toàn bộ bệnh nhân chỉ còn nhìn thấy sáng tối,
- Con ngươi trắng chứ không đen như người bình thường.
-
Điều trị bệnh
Đối với trẻ em
- Nếu chỉ vẩn đục khu trú trên một diện nhỏ, thị lực giảm ít thì không có chỉ định mổ..
- Đục gần toàn bộ, thị lực kém, toàn thân không có dị dạng cần mổ để trẻ phát triển bình thường.
- Đục cả hai mắt toàn bộ phải mổ sớm từ 12-20 tháng tuổi ( mổ hai mắt một lần).
Đối với người già:
- Chỉ định mổ căn cứ vào thị lực kém, cản trở công tác, sinh hoạt, đục cả hai mắt hoặc một mắt
- Nếu một mắt đục toàn bộ, mắt kia không tốt nên mổ
- Nếu thị lực giảm 3/10 đến 4/10 ở cán bộ làm việc bằng đọc số liệu nên mổ ngay, nhưng nếu là nông dân hoặc nội trợ chưa có chỉ định mổ.
copy ghi nguồn: https://healthyeatingforums.com/
link bài viết: Bệnh đục thủy tinh thể
Không có phản hồi