Sinh lí bạch cầu
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Đặc điểm chung của bạch cầu :
Bạch cầu là một loại tế bào máu có khả năng tự vận động và di chuyển trong tổ chức, bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể.
- Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi người bình thường trưởng thành trung bình là : Nam 8,0 ± 2 G/l máu toàn phần, nữ là 8,1 ± 2 G/l và dao động từ 4-11 G/l.
- Phân loại bạch cầu : Dựa vào đặc điểm và tính chất của bạch cầu trong máu ngoại vi,người ta chia bạch cầu thành hai nhóm là nhóm bạch cầu hạt hay còn gọi là bạch cầu đa nhân. Và nhóm bạch cầu không hạt hay gọi là bạch cầu đơn nhân. Dựa vào tính chất bắt màu của các hạt trong bào tương, mỗi nhóm lại chia thành các loại nhỏ với tỉ lệ % của từng loại bạch cầu trong máu ngoại vi như sau:
- Nhóm bạch cầu hạt có 3 loại :
+ Bạch cầu hạt trung tính: 57,4 ± 8,4 %
+Bạch cầu hạt ưa acid: 3,2 ± 2,6%
+ Bạch cầu hạt ưa base :< 0,5%
- Nhóm bạch cầu không hạt:
+ Bạch cầu lympho: 35 ± 7,2 %
+Bạch cầu mono: 3,8 ± 0,5%
Quá trình sản sinh bạch cầu:
- Bạch cầu hạt và monoxide được sinh ra trong tủy xương từ đơn vijtaoj cụm. Với bạch cầu hạt trung tính và monoxide là: Colony Forming Unite – Granulocyte Monoxide: CFU-GM. Với bạch cầu hạt ưa acid là CFU-E. Với các dưỡng bào là: CFU-Ma.
- Lymphocyte được sinh ra trong tủy xương sau đó chúng rời khỏi tủy xương đến tuyến ức hoặc tổ chức bạch huyết tại ruột, lách, tủy xương để biệt hóa thành lymphocyte trưởng thành gồm hai loại là: Lymphocyte T và lymphocyte B rồi đến khu trú tại tổ chức bạch huyết như : lách, hạch, mô bạch huyết trong tủy xương.
Sau khi bạch cầu được sinh ra, chúng được dự trữ trong tủy xương, khi cơ thể có nhu cầu sẽ được huy động vào máu ngoại vi tham gia thực hiện chức năng.
Đời sống bạch cầu:
- Với bạch cầu hạt: sau khi sinh ra được đưa vào máu ngoại vi, chúng tồn tại trong máu tầm 4-8h. Sau đó chúng xuyên mạch vào mô và sống ở mô 4-5 ngày thì chết, nếu tham gia thực hiện chức năng thì có thể chết sớm hơn.
- Với monoxide: sau khi vào máu tồn tại 10-20h. Sau thì chúng xuyên mạch vào mô biến đổi hình thể, tính chất, kích thước để thành đại thực bào trong mô được gọi là mono đại thực bào. Tại các tổ chức khác nhau chúng còn mang tên khác nhau. Tại tổ chức đời sống của chúng có thể lên tới hàng tháng hoặc hàng năm. Chúng chết sau khi tham gia thực hiện chức năng.
- Với lymphocyte: Từ tổ chức bạch huyết vào máu, tồn tại vài giờ trong máu rồi xuyên mạch vào mô, sau lại vào máu lần 2 gọi là hiện tượng tái tuần hoàn sau đó lại vào mô lần hai. Những bạch cầu này đời sống dài hơn, có thể hàng năm hoặc dài hơn tùy theo chức năng của chúng và phụ thuộc vào nhu cầu của cơ thể.
Không có phản hồi