Bệnh mắt hột
- Bởi : Nguyễn thanh tú
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
-
Contents
Đại cương
Bệnh mắt hột à bệnh viêm kết mạc, giác mạc có tính chất mãn tính, lây lan do một loại virus gây nên
Bệnh rất phổ biến ở Việt Nam và các biến chứng có thể dẫn đến mù lòa
Virus gây bệnh mắt hột lây lan từ người nọ sang người kia do thiếu vệ sinh trong sinh hoạt như: sử dụng chung khăn rửa mặt, chậu; rửa mặt bằng nước bẩn như nước ao hồ; rửa chung với người bị mắc bệnh mắt hột.
-
Triệu chứng lâm sàng
Bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn
Giai đoạn một (T1) là giai đoạn sơ phát
- Triệu chứng nghèo nàn, chỉ phát hiện được khi khám bệnh hàng loạt, không có đau mắt, thi thoảng có dỉ tiến triển âm thầm
- Lộn mi mắt thấy đỏ có nhiều hột tròn, trong, ranh giới rõ rệt
Giai đoạn 2 (T2) là giai đoạn toàn phát
- Bệnh nhân thấy khó chịu, đau có nhiều dỉ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cộm, ngứa
- Lộn mi mắt thấy có những hột chín già tập trung với nhau thành u hột và vỡ để lại sẹo mỏng, nhỏ.
Giai đoạn 3 (T3) là thời kì thoái triển
Thời kì này kéo dài, có nhiều biến chứng, hột già và vỡ hết, để lại sẹo chẳng chịt ngang dọc trên màng tiếp hợp.
Giai đoạn 4 (T4) giai đoạn khỏi bệnh
Chỉ còn sẹo, không còn hột ở màng tiếp hợp, giai đoạn này không lây lan
T1, T2, T3 gọi là thời kì hoạt tính lây nhiều cần điều trị tích cực.
-
Biến chứng
- Viêm kết mạc phối hợp, do nhiễm thêm tạp khuẩn: mắt bệnh nhân đỏ rực nhiều tia máu, nhiều dỉ mắt
– Lông quặm: do sẹo làm sụn mi cong lại, mi mắt gập, lông mi đâm vào giác mạc làm bệnh nhân rất khó chịu, có thể loét giác mạc.
– các biến chứng khác : viêm tắc túi lệ, khô mắt
-
Điều trị
- Dùng thuốc tra mắt: Kẽm sulfat 0,5%, sulfacylum 20% tra 2 lần/ ngày
Mỡ tetracyclin 3% tra một lần/ngày vào buổi tối
- Day, kẹp hột làm rút ngắn quá trình tiến triển của bệnh
- Mổ quặm khi lông quặm ảnh hưởng đến giác mạc.
copy ghi nguồn: https://healthyeatingforums.com/
link bài viết: Bệnh đau mắt hột
Không có phản hồi