Bệnh giun móc giun mỏ ở người

Tin Tức Sức Khỏe

Bệnh giun móc giun mỏ ở người

Giun móc gây ra bởi kí sinh trùng có tên là Ancylostoma duodenale và giun mỏ  là Necator americanus. Giun móc kích thước con đực dài khoảng 8-11mm, con cái khoảng 10-13mm. Giun mỏ bé hơn, ngắn hơn giun móc.

Khả năng sinh sản, chu trình phát triển:

Một con giun móc cái có thể đẻ từ 10.000-25.000 trứng/ngày, giun mỏ cái có thể đẻ từ 5.000-10.000 trứng/ngày. Trứng giun theo phân ra ngoài môi trường, gặp nhiệt độ thuận lợi 25-35oC sau 1 ngày sẽ phát triển thành ấu trùng. Nhiệt độ càng nhỏ thì thời gian phát triển càng lâu. Ấu trùng tồn tại trong phân hoặc đất phát triển đến kích thước khoảng 0,5-0,7mm, có khả năng xâm nhập vào cơ thể người qua da và niêm mạc(kẽ ngón chân, cẳng chân…) theo tĩnh mạch về tim, phổi. Ở phổi, ấu trùng phát triển rồi lên họng hầu và được nuốt lại xuống ruột, ký sinh ở tá tràng và phát triển thành giun móc, giun mỏ trưởng thành, chu trình khoảng 42 đến 45 ngày. Ngoài ra thì ấu trùng giun móc, giun mỏ cũng có thể vào cơ thể qua đường ăn uống do thức ăn, nước uống.

Triệu chứng của nhiễm giun móc, giun mỏ.

Các triệu chứng không đặc hiệu, chủ yếu là triệu chứng thiếu máu.

Toàn thân:

Bệnh nhân có da xanh, niêm mạc nhợt và đau vùng thượng vị tuỳ theo mức độ nhiễm giun(thiếu máu do giun móc, giun mỏ là thiếu máu nhược sắc, xét nghiệm: giảm protein toàn phần, bạch cầu ái toan tăng 5-12%).

Giun móc giun mỏ làm tổn thương niêm mạc ruột gây đau, đau không có giờ nhất định, khi đói đau nhiều hơn, ăn không ngon miệng, khó tiêu.

Ấu trùng giun móc, giun mỏ xuyên qua da có thể làm viêm da tại vị trí ấu trùng xâm nhập với các triệu chứng ngứa, có nhiều nốt màu đỏ và thường hết sau 1-2 ngày.

Phát hiện bệnh:

Sống ở vùng có lưu hành bệnh giun móc giun mỏ đặc biệt là vùng trồng màu có sử dụng phân tươi bón cho cây

Xét nghiệm máu: Thiếu máu nhược sắc

Xét nghiệm phân: Có hình ảnh trứng giun móc, giun mỏ.

 

Điều trị

Tham khảo ý kiến của bác sỹ. Thường sử dụng thuốc như albendazole 400 mg(biệt dược là zentel, alzental,…) liều duy nhất cho mọi lứa tuổi trên 2 tuổi hoặc thuốc Mebendazole 500 mg(biệt dược là vermox, fugaca,…) liều duy nhất .

Phòng bệnh giun móc giun mỏ

Hiện nay, theo khuyến cáo của ngành y tế 1 năm nên tẩy giun 2 lần, cách nhau 6 tháng sẽ hạn chế hữu hiệu các loại giun nói cung và giun móc giun mỏ nói riêng.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch.

Xử lý phân hợp vệ sinh, không dùng phân tươi để bón ruộng.

Đối với công nhân mỏ hoặc nông dân trồng màu phải sử dụng các biện pháp bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất, hàng năm phải kiểm tra sức khoẻ và xét nghiệm giun móc, giun mỏ ít nhất 1 lần/năm đặc biệt cần điều trị triệt để cho những người nhiễm giun móc, giun mỏ.

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Tức Sức Khỏe
Chữa rối loạn cương dương chỉ với Formula For Men

Thực tế, dấu hiệu rối loạn cương dương không khó nhận biết, nhưng phần lớn nam giới không thẳng thắn thừa nhận và tìm cách khắc phục cũng như có sự chia sẻ với bạn đời. Tình trạng lâu ngày kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất …

Tin Tức Sức Khỏe
Formula For Men – Giải pháp mới giúp hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương cho nam giới

Rối loạn cương dương là một trong những rắc rối khó nói mà không ít cánh mày râu hiện đang gặp phải. Bởi vậy, việc tìm hiểu về nguyên nhân và các biện pháp chữa trị, cải thiện tình trạng này luôn là điều được nhiều người quan tâm. Trong …

Tin Tức Sức Khỏe
Sâm Ashwagandha – thảo dược tăng cường sinh lý nam mà mọi quý ông nên biết

Sâm Ashwagandha được biết đến là một loại thảo dược cực kỳ tốt cho sức khỏe. Nó được các nhà khoa học ưu ái gọi là “chất thích nghi”, nghĩa là giúp cơ thể bạn kiểm soát căng thẳng. Không chỉ vậy, thảo dược này còn mang đến nhiều lợi …

>