Bệnh vảy nến
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Bệnh vảy nến
Vẩy nến (psoriasis) là bệnh da mạn tính, thường gặp và hay tái phát. ở các nước Âu- Mỹ, tỉ lệ mắc bệnh vẩy nến chiếm 1-2% dân số. ở Việt Nam, tỉ lệ vẩy nến là 5-7% tổng số bệnh nhân da liễu đến khám tại các phòng khám da liễu. Vảy nến là bệnh mạn tính phải điều trị suốt đời, các đợt vượng bệnh xen kẽ các đợt bệnh thuyên giảm, bệnh lành tính, bệnh nhân sống khoẻ mạnh suốt đời, trừ một số thể nặng như vẩy nến thể khớp, vẩy nến đỏ da toàn thân.
Các yếu tố liên quan đến vẩy nến
Yếu tố di truyền:
Gen gây ra bệnh vẩy nến nằm trên cặp NST số 6 có liên quan đến các yếu tố như HLA, DR7, B13, B17, BW57, CW6
Có hai kiểu bệnh rõ ràng trong vẩy nến: kiểu khởi phát sớm và kiểu khởi phát muộn. Loại có liên quan lớn đến yếu tố di truyền là loại vẩy nến khởi phát sớm, thường gặp ở độ tuổi 16-22. Loại này có diễn tiến bất ổn và khuynh hướng lan rộng toàn thân với các triệu chứng nặng nề. Ngược lại, vẩy nến khởi phát muộn hay gặp ở nhứng người độ tuổi 57-60. Loại này thường nhẹ và khu trú. Loại này thường ít có liên quan mạnh với tính di truyền như loại khởi phát sớm.
Yếu tố ngoại sinh:
Các yếu tố ngoại sinh như những sang chấn gây vết thương, tình trạng stress, bỏng do cháy nắng, phẫu thuật, thuốc và nhiễm trùng bằng một cách nào đó kích thích làm xuất hiện bệnh ở những người có sẵn yếu tố di truyền tiềm tàng nhưng chưa biểu hiện bệnh. Ngoài ra những yếu tố ngoại sinh này còn làm tình trạng bệnh nặng thêm hoặc tái phát nặng nề.
Triệu chứng lâm sàng
Vị trí tổn thương: Tổn thương phần lớn xuất hiện đầu tiên ở vùng da đầu và vùng bị tỳ đè ( hai cùi tay, đầu gối, da xương cùng), có thể khu trú một chỗ hoặc rải rác trên cơ thể, có khi khắp toàn thân, thường mang tính chất đối xứng, tổn thương ở mặt duỗi nhiều hơn mặt gấp.
Tổn thương cơ bản :
Tổn thương cơ bản của vẩy nến là đỏ- vẩy.
+ Đám mảng đỏ kích thước lớn nhỏ khác nhau vài milimet- một vài cetimet, nhiều bệnh nhân kích thước có thể lên đến hàng chục centimet (các mảng lớn cố thủ ở một vài vị trí), giới hạn rõ, có gồ cao, nền cứng cộm, thâm nhiễm số lượng nhiều hoặc ít. Số lượng các đám tổn thương: một vài đám tới vài chục, hàng trăm đám tổn thương tuỳ từng trường hợp
+ Vẩy trắng bao lên trên nền đám đỏ, vẩy màu trắng đục hơi bóng như màu xà cừ, như màu nến trắng. Vẩy gồm nhiều tầng nhiều lớp, dễ bong, khi cạo ra vẩy vụn như bụi phấn rơi lả tả . Vẩy tái tạo rất nhanh, hết lớp này thì lớp khác lại đùn lên
+ Ngứa ít hoặc nhiều, thường ngứa nhiều ở giai đoạn đang tiến triển, triệu chứng ngứa 20- 40% số ca, một số không ngứa mà có cảm giác vướng víu, ảnh hưởng thẩm mỹ.
+ Tổn thương móng gặp ở 25% số ca, bản móng có hố lõm nhỏ (như đế khâu thợ may) hay có các đường kẻ theo chiều dọc, hoặc móng dòn vụn, dày ở bờ tự do, 10 móng cùng bị một lúc.
+ Nếu vẩy nến ở da đầu thì thường biểu hiện các đám mảng đỏ, nền cộm, bề mặt phủ vẩy trắng, tóc vẫn mọc xuyên qua tổn thương, mảng có khi dày cộm, vẩy dính, dễ nhầm vớiviêm da da dầu, á sừng liên cầu…
Điều trị
Mục tiêu điều trị bệnh vẩy nến hiện nay là:
– Ngăn cản sự xâm nhập của các tế bào T hoạt hóa từ tế bào nội mô vào thượng bì và bì;
– Ngăn cản quá trình sản xuất cytokine Th1;
– Trực tiếp kháng lại các đáp ứng của cytokine Th1;
Vẩy nến vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ làm giảmcác triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân và kéo dài thời gian khỏe mạnh. Có nhiều phương pháp điều trị phải dựa vào tuổi, phái, dạng lâm sàng, vị trí sang thương cũng như sự lan tỏa của bệnh.
Điều trị tại chỗ thường chỉ được sử dụng trong tình trạng nhẹ và trung bình của bệnh. Vẩy nến thể trung bình và nặng thường phải sử dụng quang trị liệu hoặc thuốc hệ thống.
Không có phản hồi