Các cơ chế bệnh sinh của tích nước
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Tích nước hay còn gọi là phù, hoặc cũng có thể gọi là ngộ độc nước. Chúng là hiện tượng mà các tế bào hay các mô cơ quan trong cơ thể chứa đựng quá nhiều nước không tiêu thoát ra bên ngoài làm cho ứ đọng nước tại các địa phương này gây ra nhiều trạng thái khác nhau cho cơ thể, gây ra những rối loạn trong cơ thể.
Các cơ chế gây ra phù:
- Tăng áp lực thủy tĩnh ở trong lòng mạch: làm cho nước bị đẩy ra khỏi lòng mạch nhiều hơn lượng nước trở về do áp lực thẩm thấu keo của protein. Cơ chế này có vai trò quan trọng trong phù do suy tim phải (phù toàn thân, vùng thấp), suy tim trái (gây ra phù phổi), chèn ép các tĩnh mạch (trong viêm tắc, phụ nữ có thai), cản trở hệ tĩnh mạch cửa, xơ gan (gây ra báng nước), phù đáy mắt (trong cao huyết áp), đứng lâu (gây ra ứ trệ các chi), thắt garo…
- Giảm áp lực thẩm thấu keo huyết tương: khi đó, nước trong mạch bị áp lực thủy tĩnh đẩy ra nhiều, gây ra phù. Cơ chế này gặp ở mọi loại phù có giảm protein huyết tương, có thể kể ra như: phù do bị suy dinh dưỡng, suy gan, xơ gan, thận nhiễm mỡ (đào thải nhiều protein), suy kiệt (ung thư, bỏng, suy dinh dưỡng…).
- Tăng tính thấm thành mạch (với protein): làm protein thoát qua vách mạch vào gian bào, làm áp lực thẩm thấu keo ngoài lòng mạch có xu hướng ngang với trong mạch (triệt tiêu lực kéo nước về), nguyên nhân là do áp lực thủy tĩnh tự do đẩy nước ra. Cơ chế này tham gia trong các loại phù: do dị ứng (xuất hiện các chất gây tăng tính thấm thành mạch), do côn trùng đốt, trong bệnh viêm, trong bệnh lý phù phổi (nguyên nhân là do hít phải các loại hơi gây ngạt trong chiến tranh), thực nghiệm tiêm nitrat bạc vào tĩnh mạch, trong các trường hợp thiếu oxy hoặc ngộ độc…
- Tăng áp lực thẩm thấu gian bào: gây ưu trương, do đó gây ra giữ nước. Cơ quan đào thải muối chủ yếu là thận, với sự điều hòa của các phân tử aldosterol. Bởi vậy loại phù này hay gặp trong các trường hợp bệnh nhân bị viêm cầu thận, suy thận mạn (và suy thận cấp tính), hội chứng Cohn (tăng tiết aldosterol).
- Tắc mạch bạch huyết: lượng nước ra khỏi mao mạch trở về bằng đường bạch huyết không đáng kể, vì vậy nếu như ứ tắc gây ra phù thì có đặc điểm: phù chậm các mô xơ kịp phát triển nếu như phù kéo dài. Gặp trong một số bệnh lý như: viêm và tắc bạch mạch, bệnh do giun chỉ gây ra…
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Các cơ chế bệnh sinh của tích nước
Không có phản hồi