Các thể đau bệnh lý của cảm giác đau
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
Đau sâu:
Cảm giác đau sâu khó khu trú và thường thì có kèm theo vã mồ hôi, nôn và thay đổi huyết áp, đau sâu gặp khi nguyên nhân gây ra đau tác động lên xương, dây chằng, khớp và cơ của người bệnh.
Đau cơ:
Khi các cơ bị thiếu máu gây ra đau có thể do các chất kinin được hình thành hoặc nguyên nhân là do các yếu tố P bị tich tụ lại do máu không lưu thông được.
Đau nội tạng:
Nội tạng của mỗi người rất ít các thụ quan và đối với đau thì nó được dẫn truyền nhờ hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Do ít các thụ quan nên gây ra đau nội tạng rất khó khu trú song vẫn rất khó chịu.
Nguyên nhân gây ra đau nội tạng có thể là do:
- Căng các tạng rỗng (như trong trường hợp tắc ruột hay có sỏi niệu quản).
- Co kéo các mạc treo.
- Tổn thương tàng thanh mạc.
Tính chất của đau nội tạng:
- Đau nội tạng cũng gây ra co cứng các cơ bên cạnh nó.
- Đau nội tạng có liên quan đến thần kinh thực vật gây ra nôn, vã mồ hôi và hạ huyết áp.
- Đau nội tạng thường lan đến một vùng nhất định nào đó của da như đau thắt ngực lan ra mặt trong của cánh tay trái. Hướng lan tỏa của đau rất cần thiết để chẩn đoán cơ quan bị tổn thương. Hiện tượng lan tỏa cảm giác đau do ba cơ chế:
+ Mối liên quan bào thai học: trong bào thai mỗi cấu trúc đều xuất phát từ môt đoạn nào đó của bào thai rồi di chuyển ra xa nơi cũ nhưng vẫn giữ một mối liên hệ với nhau.
+ Hiện tượng hội tụ thần kinh: dây thần kinh cảm giác ngoại vi nhiều hơn các neuron trong tủy, đồi thị nên nhiều sợi ngoại vi phải chung một neuron trung tâm. Thần kinh cảm giác ngoại vi và nội tạng cùng tới một vùng của tủy, cùng theo một đường vào, cùng một neuron trung tâm nên khi đau nội tạng cũng gây ra đau một vùng nào đó ở ngoài da. Vỏ não quen với cái đau bên ngoài hơn nên vỏ não dễ bị nhầm khi đau nội tạng. Cơn đau đã qua cũng giữ một vai trò quan trọng.
+ Hiện tượng tạo thuận thần kinh: khi một kích thích nào đó chưa đủ ngưỡng ở vùng da nếu có thêm một kích thích đau nội tạng nào đó thì cũng có thể dẫn truyền đến não và gây ra cảm giác đau, khi đau nhẹ nếu gây tê vùng da tương ứng thì cảm giác đau sẽ mất hoàn toàn.
Nhưng sự lan truyền cảm giác đau này cũng phải tính đến sự ức chế của hệ thống võng khi kích thích cảm giác đau tại vùng ngoại vi sẽ làm giảm các kích thích đau từ nội tạng (như cứu, hay giác).
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Các thể đau bệnh lý của cảm giác đau
Không có phản hồi