Các dị tật về hậu môn – trực tràng
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Đây là một dị tật bẩm sinh thường gặp nhất của đường tiêu hóa. Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời ngay từ khi trẻ mới sinh. Tỷ lệ tử vong của bệnh ngày càng giảm bởi sư tiến bộ của nền y học hiện nay.
1.Phôi thai học.
- Thời kì bào thai (dưới tuần thứ 8).
- Ruột sau (hay còn gọi là trực tràng) và niệu nang (hay là bàng quang của thai nhi) thông với nhau trong một khoang được gọi là ổ nhớp, phía dưới khoang được bịt kín bằng màng của ổ nhớp.
- Màng ổ nhớp sau đó bị tiêu đi, và chuyển thành đường tiêu hóa – tiết niệu – sinh dục thông với bên ngoài.
- Vách tiết niệu –trực tràng phát triển xuống phía dưới phân chia trực tràng đi ra khỏi đường tiết niệu – sinh dục.
- Quá trình phân chia này nếu như bị bất thường ở một địa phương nào đó thì sẽ xuất hiện dị tât hậu môn – trực tràng cho trẻ.
2.Các biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh.
Triệu chứng cơ năng:
- Đa số các trường hợp bệnh nhân có biểu hiện của hội chứng tắc rột sơ sinh.
- Một số ít trường hợp vẫn có thể đi ngoài phân su (qua các lỗ rò, hẹp hậu môn).
Các triệu chứng toàn thân: trẻ sinh non, thiếu cân, mất nước và có các dị tật khác phối hợp,…
Triệu chứng thực thể của bệnh nhân: chủ yếu là tiến hành thăm khám vùng tầng sinh môn.
- Trường hợp bệnh nhân không có lỗ rò hậu môn:
Các vết tích hậu môn:
+ Lúm da sẫm màu.
+ Vị trí: bình thường hoặc cũng có thể là bất thường.
+ Khi trẻ khóc: phồng lên hoặc không hồng lên.
+ Sờ ngón tay: mềm hoặc là chắc.
+ Cơ thắt hậu môn: khi bị kích thích thì gây ra đau chỗ có xuất hiện vét tích hậu môn nếu trong trường hợp có cơ thắt thì bị co rúm lại.
+ Lỗ rò.
+ Vị trí của các lỗ rò.
Có phân su ra hay không: phân su ra qua các lỗ tự nhiên.
Niệu đạ ở nam và âm đạo ở nữ.
- Trường hợp bệnh nhân có lỗ hậu môn:
Tiến hành thăm khám bằng thông Nelaton số 8-12 thì cần phải chú ý cho thông vào sâu bao nhiêu và bệnh nhân có phân su ra hay không.
Các biểu hiện của hình ảnh X-quang:
Chụp bụng không chuẩn bị:
- Mục đích: tìm túi cùng trực tràng.
- Cách chụp
+ Sau khi bệnh nhân sinh được 6-12 giờ để cho hơi tới tùi cùng trực tràng.
+ Dán một mẩu chì vào vết tích hậu môn để đánh dấu.
+ Tư thế chụp: nghiêng, đầu dốc ngược, chân trái thẳng, chân phải gấp (chụp theo phương pháp của Wangensteen và Rice đưa ra vào năm 1930).
- Nhận xét kết quả: so sánh túi cùng trực tràng của bệnh nhân với :
+ Mốc xương đường mu – cụt:
Tuiis cùng trực tràng nằm trên đường đường mu – cụt thì có nghĩa là bệnh nhân bị dị tật cao.
Trường hợp túi cùng trực tràng bằng với đường mu – cụt thì bệnh nhân bị dị tật trung gian.
Còn nếu như túi cùng trực tràng nằm phía dưới của đường mu – cụt thì bệnh nhân bị dị tật thấp.
+ Mốc đánh dấu:
Trường hợp ở trên mốc đánh dấu 2 cm thì là dị tật cao.
Nếu bằng 2 cm thì là dị tật trung gian.
Còn trong trường hợp dưới 2 cm thì là bị dị tật thấp.
- Chụp X-quang có chuẩn bị:
Khi bơm thuốc cản quang vào:
+ Túi cùng trực tràng bằng cách chọc kim qua vết tích hậu môn thì thấy được rõ tùi cùng trực tràng của bệnh nhân. + Lỗ rò.
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Các dị tật về hậu môn – trực tràng
Không có phản hồi