Các thay đổi chuyển hóa trong sốt
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Sốt là một trạng thái tăng thân nhiệt chủ động mà nguyên nhân là do trung tâm điều hòa thân nhiệt ở não bộ bị rối loạn trước các tác động của các chất gây nên sốt.
Sốt có thể xảy ra ở mọi thời gian và không gian. Cơ thể chủ động tăng thân nhiệt bằng cách : tăng quá trình sinh nhiệt và giảm quá trình thải nhiệt. Như vậy, sốt khác với những bệnh nhân bị nhiễm nóng và khác với các tình trạng tăng thân nhiệt khác (như trong các bệnh lý là ưu năng tuyến giáp bệnh nhân sẽ tăng ác chuyển hóa cơ bản gây tăng thân nhiệt, tiêm dinitrophenol, và thời kì rụng trứng…). Các trường hợp này không có giảm quá trình thải nhiệt chủ động.
Chuyển hóa năng lượng:
Trong sốt, có tăng chuyển hóa và qua đó tăng tạo năng lượng để chi dùng cho các nhu cầu tăng sản nhiệt (không thông qua ATP) và làm tăng chức năng của một số cơ quan trong cơ thể (thông qua hoạt động của ATP). Tuy nhiên, mức tăng này không lớn. Tăng thân nhiệt lên 1 độ C thì mới làm tăng chuyển hóa lên khoảng từ 3% đến 5%. Cơ chế chủ yếu của tiết kiệm năng lượng trong trường hợp bệnh nhân bị sốt làm giảm quá trình thải nhiệt (giai đoạn 1 của sốt). Nhờ vậy, cơ thể của bệnh nhân chỉ sản sinh ra một lượng nhiệt gấp khoảng 2-3 lần trong còn 10-20 phút là đủ tăng thân nhiệt của bệnh nhân lên tới 39 độ C hoặc cũng có thể lên tới 40 độ C, sau đó mức tăng chuyển hóa chủ yếu để tăng chức năng của các cơ quan hơn là để duy trì thân nhiệt cao (vào giai đoạn 2 của sốt).
Trên thực tế, khi nhiễm một số vi khuẩn, ngoài chất gây sốt ra còn có cả độc tố khiến cho sự chi dùng năng lượng (chống độc) tăng lên, đồng thời cảm giác chán ăn kiến cho dự trữ năng lượng của cơ thể có thể bị hao hụt nhiều, nhât là khi sốt kéo dài (hàng tuần hoặc hàng tháng) có thể gây ra suy mòn cơ thể. TNF – alpha ở cùng nồng độ gây sốt cũng có thể có khả năng gây ra suy mòn cơ thể (thường hay gặp trong các bệnh lý về ung thư).
Chuyển hóa glucid:
Glucid là nguồn năng lượng chủ yếu được sử dụng vào giai đoạn đầu của sốt (thương số hô hấp là 1). Có thể thấy glucose huyết tăng lên (đôi khi đến mức có glucose niệu), dự trữ glycogen tại gan giảm đi và có thể cạn kiệt nếu trong trường hợp bệnh nhân bị sốt cao tới 40 độ C và cơn sốt kéo dài trên 4 giờ. Lúc này, cơ thể tạo ra glucid từ các protid (con đường tân tạo nằm ở gan) để có thể khai thác năng lượng từ lipid. Trường hợp sốt cao và kéo dài và có thể làm tăng acid lactin trong máu, nói lên sự chuyển hóa yếm khí của glucid.
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Các thay đổi chuyển hóa trong sốt
Không có phản hồi