Chấn thương cột sống
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
1.Đại cương về chấn thương cột sống.
Chấn thương cột sống được biết đến như một tổn thương có tiên lượng rất xấu. từ vài thập kỷ nay, thì tiên lượng bệnh nhân bị chấn thương cột sống có tốt hơn bởi vì khả năng quản lí và điều trị bệnh có nhiều tiến bộ.
Chấn thương thường gặp ở lứa tuổi lao động, nam giới gấp từ 3-5 lần so với ở nữ giới, có khoảng 55-60% nguyên nhân là do các tai nạn trong lao động.
Tỷ lệ bệnh nhân bị chấn thương cột sống có các tổn thương thần kinh nói chung là khoảng 15-20%. Tuy nhiên ở Việt Nam tỷ lệ chấn thương cột sống có các tổn thương lên thần kinh chiếm tới 70% do khả năng quản lí cùng những hiểu biết về bệnh của người dân còn kém.
Kết quả điều trị bệnh cho bệnh nhân hụ thuộc vào một phần là khả năng quản lí và xử trí cấp cứu ban đầu cho bệnh nhân.
2.Cơ chế chấn thương của bệnh.
Các tổn thương gập – xoay:
- Hay gặp ở cả chấn thương cột sống cổ và cột sống thắt lưng.
- Thường là các tổn thương mất vững nguyên nhân là do bị trật khớp một bên hay trật khớp cả hai bên, dây chằng dọc sau của bệnh nhân bị rách.
- Tủy bị kéo dãn và ép: chịu cả lực trực tiếp và thiếu máu tủy.
Tổn thương ép:
- Hay gặp ở cột sống thắt lưng và thắt lưng (có tổn thương lún hình chìm).
- Tổn thương thường vững vì dây chằng và trực sau còn nguyên vẹn.
Tổn thương ưỡn quá mức:
- Thường hay gặp ở tổn thương cột sống cổ.
- Chủ yếu là các tổn thương dây chằng và đĩa đệm của cột sống.
- Thường bị tổn thương tủy không hoàn toàn và tổn thương tủy trung tâm.
3.Nguyên tắc chẩn đoán bệnh.
Các biểu hiện lâm sàng:
- Cơ chế chấn thương cho phép ước lượng được các tổn thương giải phẫu bệnh học.
- Dấu hiệu đau của bệnh nhân.
- Khi tiến hành khám vận động:
+ Liệt cứng hay liệt mềm.
+ liệt hoàn toàn hay không hoàn toàn.
- Khám cảm giác của cột sống.
- Khám các rối loạn của cơ tròn.
Phân loại mức độ theo Frankel (năm 1969)
- Loại A: mất hoàn toàn vận động và cảm giác dưới tổn thương.
- Loại B: bệnh nhân chỉ còn cảm giác dưới tổn thương.
- Loại C: bệnh nhân bị giảm vận động và cảm giác dưới vị trí tổn thương.
- Loại D: chức năng vận động tốt nhưng chưa bình thường.
- Loại E: không có rối loạn vận động, rối loạn cảm giác hay rối loạn cơ tròn.
Chẩn đoán dựa theo hình ảnh:
- Hình ảnh X-quang tiêu chuẩn: phim thẳng, nghiêng, chếch 3/4 để xác định các tổn thương xương. Nếu như nghi ngờ tổn thương đốt sống cổ cao phải tiến hành chụp tư thế mồm há.
- Chụp cắt lớp vi tính: phân tích tỉ mỉ tổn thương xương để xác định mức độ mất vững cột sống.
- Chụp cộng hưởng từ: xác định tổn thương tủy.
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Chấn thương cột sống
Không có phản hồi