Cơ chế chấn thương của gãy xương chậu
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
Giải phẫu học của gãy xương chậu:
- Xương chậu là một trong các xương lớn của cơ thể, khung xương chắc, các dây chằng khớp mu (nằm ở phía trước) và các dây chằng chậu cùng (nằm ở phía sau) rất khỏe.
- Xương chậu của mỗi người được cấu tạo bởi ba xương nhỏ bao gồm là xương ngồi, xương mu và xương chậu. ba xương này cùng tạo nên khung chậu.
- Ổ khớp háng (hay còn gọi là ổ cối) chia xương chậu ra thành hai phần là cung trước và cung sau.
+ Xương mu đứng ở phía trước, có nhiệm vụ bảo vệ các tạng nằm trong chậu hông bé (hay là tiểu khung).
+ Phần chậu và phần xương ngồi nằm ở phía sau ngoài và phía sau.
+ Ổ cối có hõm khớp và có hai trụ, bao gồm có cột trụ trước (cột chậu mu đi qua phần trước hõm) và cột trụ sau (hay là cột trụ ngồi, đi qua phần sau của hõm khớp).
Cơ chế gây ra chấn thương cho bệnh nhân:
Hiểu được cơ chế gây ra các chấn thương là một việc hết sức quan trọng, giúp cho các bác sĩ cũng như bệnh nhân có thể hiểu được các tổn thương và đưa ra các quyết định đúng đắn trong điều trị bệnh.
Các cơ chế gây chấn thương bao gồm có:
Lực tác động trước – sau: bệnh nhân bị ép giữa hai toa tàu hay hai ô tô…
- Tổn thương rất nặng ở cả cung trước và cung sau.
- Nếu trong trường hợp lực tác động vào xương mu sẽ gây ra gãy bốn ngành của xương.
- Nếu như lực tác động vào gai chậu trước trên thì khung chậu của bệnh nhân sẽ bị mở ra như quyển sách kèm theo toác khớp mu và toác hai khớp cùng chậu làm xoay một nửa khung chậu hay cả hai bên.
- Khi lực tác động vào cánh chậu của nạn nhân thì gãy có phối hợp với các ngành của xương mu, gãy cả xương cùng lẫn xương chậu của bệnh nhân. Gãy cánh của xương cùng (gãy kiểu Voillamier), gãy hai ngành ngồi – mu, chậu – mu, và gãy cánh chậu cùng bên làm méo lệch khung chậu của bệnh nhân (gãy kiểu Malgainge).
Cơ chế ép bên:
Nguyên nhân là do các tai nạn giao thông hay do bị ép vào tường…
- Đa phần thì các trường hợp bệnh nhân này đều là gãy nhẹ, gãy vững.
- Hay gặp gãy gập các ngành của cung trước hay cung sau.
Cơ chế ép dọc:
- Thường là hay gặp khi bệnh nhân bị ngã, đùi thức lên khung chậu, gây ra gãy xương mu, toác khớp cùng chậu, gãy xương cùng, gãy xương cánh chậu. Loại này rất không vững (gãy loại C).
- Nếu lực tác động lên mấu chuyển lớn thì thường phối hợp với vỡ ổ cối.
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Cơ chế chấn thương của gãy xương chậu
Không có phản hồi