Dị tật hậu môn – trực tràng (tiếp theo)
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
1.Các biểu hiện của hình ảnh X-quang:
Chụp bụng không chuẩn bị:
- Mục đích: tìm túi cùng trực tràng.
- Cách chụp
+ Sau khi bệnh nhân sinh được 6-12 giờ để cho hơi tới tùi cùng trực tràng.
+ Dán một mẩu chì vào vết tích hậu môn để đánh dấu.
+ Tư thế chụp: nghiêng, đầu dốc ngược, chân trái thẳng, chân phải gấp (chụp theo phương pháp của Wangensteen và Rice đưa ra vào năm 1930).
- Nhận xét kết quả: so sánh túi cùng trực tràng của bệnh nhân với :
+ Mốc xương đường mu – cụt:
Túi cùng trực tràng nằm trên đường đường mu – cụt thì có nghĩa là bệnh nhân bị dị tật cao.
Trường hợp túi cùng trực tràng bằng với đường mu – cụt thì bệnh nhân bị dị tật trung gian.
Còn nếu như túi cùng trực tràng nằm phía dưới của đường mu – cụt thì bệnh nhân bị dị tật thấp.
+ Mốc đánh dấu:
Trường hợp ở trên mốc đánh dấu 2 cm thì là dị tật cao.
Nếu bằng 2 cm thì là dị tật trung gian.
Còn trong trường hợp dưới 2 cm thì là bị dị tật thấp.
- Chụp X-quang có chuẩn bị:
Khi bơm thuốc cản quang vào:
+ Túi cùng trực tràng bằng cách chọc kim qua vết tích hậu môn thì thấy được rõ tùi cùng trực tràng của bệnh nhân.
+ Lỗ rò.
2.Điều trị dị tật hậu môn – trực tràng.
- Mục đích của điều trị:
+ Cứu sống được bệnh nhân.
+ Tạo hậu môn ở vị trí bình thường cho người bệnh.
+ Đảm bảo được chức năng đại tiện bình thường nhất.
- Chỉ định điều trị:
+ Hậu môn bị bịt kín không có lỗ rò thì cần thực hiện phẫu thuật mổ cấp cứu.
+ Hậu môn bịt kín nhưng không có lỗ rò:
Trường hợp này có thể trì hoãn trong một thời gian.
Cần thực hiện nong lỗ rò trong thời gian bệnh nhân chờ được phẫu thuật.
+ Hẹp hậu môn hay hẹp hậu môn trực tràng:
Tiến hành nong chỗ hẹp. Trong trường hợp nong không cho kết quả thì cần phẫu thuật.
- Phương pháp phẫu thuật:
+ Đối với trường hợp dị tật cao và trung gian thì tiến hành phẫu thuật mổ theo ba thì:
Thì 1: Đặt hậu môn nhân tạo sau khi sinh.
Thì 2: Hạ bóng trực tràng sau khoảng 2-6 tháng: đường bụng và tầng sinh môn. Đường sau trực tràng.
Thì 3: Đóng hậu môn trực tràng sau khoảng 2-3 tháng.
+ Còn đối với dị tật thấp: thì thường chỉ mổ một thì nhằm để tạo hậu môn đường sinh môn.
+ Một số trường hợp đặc biệt:
Bệnh nhân bị teo trực tràng: giải phóng hai đầu của trực tràng, tiến hành nối tận – tận.
Nếu trong trường hợp bị hẹp hậu môn trực tràng: nong hoặc tiến hành phẫu thuật để cắt đoạn hẹp nối trực tràng với ống hậu môn.
- Chăm sóc bệnh nhân sau khi phẫu thuật:
+ Tiến hành ủ ấm cho người bệnh.
+ Cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kháng sinh để tránh bị nhiễm trùng.
+ Thực hiện truyền dịch và cho người bệnh ăn sớm.
+ Cần phát hiện các biến chứng sau mổ.
+Nong hậu môn.
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Dị tật hậu môn – trực tràng (tiếp theo)
Không có phản hồi