Dị tật vùng bẹn – đùi
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
1.Dị tật do còn ống phúc tinh mạc (OPTM).
Sự tồn tại của ống phúc tinh mạc gây nên ba bệnh khác nhau cho trẻ, các bệnh đó bao gồm có thoát vị bẹn, tràn dịch màng tinh hoàn và nang thừa tinh hoàn. Đây là những dị tật thường hay gặp nhất trong các phẫu thuật cho trẻ em.
Xét về mặt phôi thai học:
- Từ tháng thứ 3 cho đến tháng thứ 7 của thai nhi:
+ Tinh hoàn di chuyển theo đường đi của dây kéo tinh hoàn: bắt đầu từ phía sau của phúc mạc ổ bụng ống bẹn đáy bìu vào cuối tháng thứ 7 của thời kì bào thai.
+ Tinh hoàn của thai nhi di chuyển qua ống bẹn làm cho ống bẹn rộng ra và kéo theo phúc mạc tinh mạc (hay còn được viết tắt là phúc mạc OPTM).
+ Bình thường thì phúc mạc tinh mạc tự bịt kín từ lỗ bẹn trong tinh hoàn sau khi trẻ được sinh ra, chậm nhất là trong khoảng năm đầu tiên trẻ được sinh ra.
- Trong trường hợp mà phúc mạc tinh mạc không tự bịt kín hoàn toàn hay không tự bịt kín một phần thì trẻ sinh ra sẽ mắc một trong ba bệnh bẩm sinh. Ba bệnh đó bao gồm có thoát vị bẹn, tràn dịch màng tinh hoàn hay trẻ có thể bị nang thừng tinh.
2.Thoát vị bẹn.
- Thường hay gặp nhất là trong các dị tật do còn ống phúc tinh mạc.
- Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh này chiếm khoảng từ 0.8-1%.
- Chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm thì có thể tránh được các hậu quả, các biến chứng thoát vị bẹn gây ra hoại tử ruột.
Chẩn đoán thoát vị bẹn:
- Bìu bẹn bị phồng to một bên, cũng có trường hợp là bị phồng to ở cả hai bên.
+ Vùng này to lên khi trẻ thực hiện một số động tác như rặn, khóc hay chạy nhảy.
+ Và chúng có thể sẽ nhỏ lại như bình thường trong trường hợp trẻ đi ngủ hay trẻ nằm yên.
- Sờ thì thấy tinh hoàn của trẻ bình thường.
- Có thể sờ thấy khối thoát vị: mềm và có trường hợp đẩy được hết lên trên ổ bụng.
- Lỗ bẹn của người bệnh rộng ra hơn so với bình thường.
- Đối với trường hợp là trẻ gái: trẻ bị bệnh là bé gái thường sẽ ít gặp hơn so với những trẻ nam, khối phồng sẽ nằm ở vị trí phía trên của môi lớn.
Các biến chứng có thể xảy ra của thoát vị bẹn:
Trong trường hợp trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ biến chứng thành thoát vị bẹn nghẹt:
- Chẩn đoán đoán bệnh dựa vào các dấu hiệu:
+ Khối thoát vị đi xuống mà không tự đi lên ổ bụng được.
+ Bệnh nhân có triệu chứng đau vùng bìu bẹn bên có thoát vị.
+ Sờ khối thoát vị của người bệnh thì thấy: căng, đau, không giảm kích thước khi tiến hành nắn và đẩy về phía ổ bụng của bệnh nhân.
+ Trường hợp để bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn thì bệnh nhân sẽ có thể xuất hiện triệu chứng của tắc ruột.
- Xử trí bệnh: cần tiến hành mổ cấp cứu cho trẻ.
Phương pháp điều trị thoát vị bẹn:
- Mổ sớm, tránh biến chứng nghẹt của bệnh.
- Phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân:
+ Cần đẩy nội dung bị thoát vị vào trở lại ổ bụng của bệnh nhân.
+Tiến hành cắt và thắt cổ của bao thoát vị (ống phúc tinh mạc) tại lỗ bẹn sâu của trẻ.
+ Trong trường hợp trẻ bị hoại tử ruột do thoát vị bẹn nghẹt gây ra thì phải tiến hành cắt bỏ đoạn ruột bị hoại tử đi.
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Dị tật vùng bẹn – đùi
Không có phản hồi