Dị vật đường thở
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Dị vật đường thở
Mọi lứa tuổi có thể gặp dị vật đường thở, lứa tuổi hay gặp nhất là trẻ em dưới 4 tuổi đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Dị vật đường thở có thể là những chất vô cơ hay hữu cơ tắc ở thanh quản, khí quản hoặc phế quản. Các dị vật hay gặp gồm có: Hạt lạc, rồi đến hạt ngô, hạt dưa, hạt na, hạt bưởi… mảnh xương, vỏ tôm, cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim loại hoặc cặp tóc…
Dị vật đường thở có thể nguy hiểm ngay đến tính mạng con người và cần phải được xử trí cấp cưú.
Contents
Nguyên nhân
– Trẻ em hay có thói quen đưa các vật cầm ở tay vào miệng. Đôi khi người lớn trong khi làm việc cũng có những người quen ngậm một số những dụng cụ nhỏ vào mồm, nguyên nhân dễ đưa tới dị vật rơi vào đường hô hấp hay vào thực quản.
– Dị vật rơi vào đường hô hấp một cách đột ngột khi hít vào mạnh hoặc sau một một trận cười, khóc, của trẻ
– Dị vật bị rơi vào đường thở do bị liệt họng, thức ăn kẹt vào đường thở ở những người bị liệt sau tai biến mạch máu não.
– Tai biến phẫu thuật: Gặp phải khi gây mê, hoặc răng giả rơi vào đường thở, mảnh V.A khi nạo hoặc khi lấy dị vật ở mũi bị rơi vào họng và rơi vào đường thở.
Vị trí của các dị vật mắc ở đường thở bao gồm: thanh quản, khí quản hoặc phế quản.
Triệu chứng
Trẻ đột nhiên ho sặc sụa, tím tái, ngạt thở trong chốc lát khi đang ăn hoặc đang chơi. Tình trạng này xảy ra khi dị vật qua thanh quản, niêm mạc đường hô hấp bị kích thích, chức năng phản xạ bảo vệ đường hô hấp của thanh quản được huy động để đẩy dị vật ra ngoài.
Hội chứng xâm nhập:
– Cơn ho kịch liệt nhằm tống dị vật ra ngoài, bệnh nhân thường khó thở dữ dội có tiếng thở rít, co kéo đường thở, tím tái, vã mồ hôi đôi khi ỉa đái không tự chủ.
– Căn nguyên là do phản xạ của thanh quản: phản xạ co thắt thanh quản và phản xạ ho nhằm tống dị vật ra ngoài.
– Tuỳ theo vị trí kẹt của dị vật, bản chất của dị vật và thời điểm bệnh nhân đến khám và điều trị, sẽ có các triệu chứng lâm sàng khác nhau.
Chẩn đoán
Tiền sử
Bệnh nhân có các dấu hiệu của hội chứng xâm nhập, cần chú ý có khi có hội chứng xâm nhập nhưng dị vật đã tống ra ngoài rồi hoặc ngược lại có dị vật nhưng không ai biết tình trạng hội chứng xâm nhập
Triệu chứng lâm sàng
– Khó thở thỉnh thoảng xuất hiện một số cơn ho sặc sụa, khó thở và nghe thấy tiếng không khí qua chỗ hẹp.
– Xẹp phổi viêm phế quản – phổi: Không nghe thấy tiếng rì rào phế nang.
X- quang.
Nếu là dị vật có tính cản quang, khi chụp xq sẽ cho biết vị trí, hình dáng của dị vật. Mặt khác nếu xảy ra xẹp phổi, cũng sẽ thấy các dấu hiệu điển hình của xẹp phổi trên film.
Nội soi khi-phế quản: Mục đích vừa để nhằm xác định chẩn đoán vừa để điều trị.
Tiên lượng
Tình trạng chung là nguy hiểm, càng nguy hiểm ở trẻ nhỏ.
Tiên lượng tuỳ thuộc:
– Tính chất của dị vật
– Tuổi của bệnh nhân, trẻ em càng nhỏ thì càng nguy hiểm
– Được khám và điều trị sớm hay muộn.
– Trang bị dụng cụ, phương tiện nội soi và trình độ của kíp soi và hồi sức.
Điều trị
Nội soi để gắp dị vật trong đường hô hấp là biện pháp tích cực nhất nhằm điều trị dị vật đường thở. Trường hợp khó hơn,không thể lấy ra được theo đường thở tự nhiên bằng soi nội quản cân nhắc phải mở lồng ngực, mở phế quản để có thể lấy dị vật.
Sau khi soi và lấy dị vật qua đường tự nhiên, tuy dị vật đã lấy ra, có thể gây phù nề thanh quản, cần theo dõi khó thở.
Đồng thời phối hợp các loại kháng sinh, chống phù nề, giảm xuất tiết, nâng cao thể trạng và trợ tim mạch
Phòng bệnh
– Tuyên truyền để nhiều người được biết rõ những nguy hiểm của dị vật đường thở.
– Không nên để cho trẻ em đưa các vật và đồ chơi dễ gây hóc vào miệng ngậm
– Không nên để trẻ ăn thức ăn dễ hóc như: hạt na, lạc, bưởi, hạt bí, hạt dưa…
– Người lớn không ngậm dụng cụ vào miệng khi làm việc.
Nếu nghi ngờ dị vật vào đường thở, cần đưa đi bệnh viện ngay để khám và điều trị.
Không có phản hồi