Điều trị giãn đại tràng bẩm sinh
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Phương pháp điều trị triệt để bệnh chủ yếu là phẫu thuật.
Contents
1.Điều trị trong thời gian bệnh nhân chờ phẫu thuật triệt để:
- Chế độ ăn:
+ Có đủ các chất dinh dưỡng và thành phần có ít các loại chất xơ.
+ Các vitamin nhóm B.
- Thụt tháo hàng ngày:
+ Ống thông cần phải đủ độ lớn để đưa sâu vào đại tràng sigma (mục đích là nhằm tháo hết phân ra cho bệnh nhân).
+ Thụt bằng nước muối sinh lí 9 (tránh gây tình trạng ngộ độc nước).
+ Chỉ rút ống thông khi phân, hơi và nước đã ra ngoài hết vì bệnh nhân không tự đi ngoài được.
- Đặt hậu môn nhân tạo tạm thời:
+ Thời gian làm hậu môn nhân tạo tùy từng trường hợp bệnh nhân khác nhau:
Ngay khi bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh.
Sau một thời gian tiến hành thụt tháo không cho kết quả.
+ Vị trí làm hậu môn nhân tạo: bao gồm có phần đại tràng ngang bên phải, hay phần đại tràng sigma bị giãn.
2.Phẫu thuật triệt để:
+ Nguyên tắc chung trong phẫu thuật:
Cắt hết các đoạn vô hạch.
Cắt bỏ đoạn đại tràng bị giãn to.
Tiến hành nối đại tràng lành với ống hậu môn.
+ Thời gian phẫu thuật:
Trước đây thì tầm 10kg nhưng hiện nay thì có thể tiến hành mổ sớm hơn cho bệnh nhân.
+ Phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân: thì có 4 phương pháp thường được sử dụng là Swenson, Duhamel, Soave, và Rehbein.
+ Chăm sóc bệnh nhân sau khi phẫu thuật: cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, phát hiện các biến chứng sớm và muộn của bệnh, và có thể tiến hành nong hậu môn cho bệnh nhân.
Trường hợp trẻ bị táo bón sau khi phẫu thuật, thì người nhà có tể cho trẻ uống nhiều nước, ăn thêm nhiều các thực ăn có chứa chất xơ (bao gồm có các loại ngũ cốc nguyên hạt hay các loại rau củ). Tuy nhiên thì nên tăng dần hàm lượng các chất xơ cho trẻ chứ không nên tăng một cách đột ngột vì có thể sẽ làm cho tình trạng táo bón của bệnh nhân nặng thêm. Cũng có thể cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ.
3.Tiên lượng bệnh nhân giãn đại tràng bẩm sinh:
Các triệu chứng thường gặp của bệnh thường thì sẽ hết sau khi phẫu thuật, đặc biệt là trường hợp bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật sớm hoặc đoạn ruột bất thường của trẻ có chiều dài ngắn. Trẻ có thể bị táo bón, hoặc đi ngoài phân lỏng hay cũng có thể là không có cảm giác buồn đại tiện sau phẫu thuật.
Trong trường hợp đoạn ruột bị cắt bỏ dài hơn, trẻ có thể xuất hiện các vấn đề về đường tiêu hóa hay cũng có thể làm giảm hoặc khó có khả năng hấp thu được các chất dinh dưỡng. Vấn đề này có thể kéo dài và hậu quả là làm cho trẻ chậm lớn hoặc gặp phải các loại bệnh nhiễm trùng. Bác sĩ có thể có các lời khuyên về chế độ ăn của trẻ và làm giảm đi các hậu quả trên cho bệnh nhân.
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Điều trị giãn đại tràng bẩm sinh
Không có phản hồi