Gãy xương hở (tiếp)
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
1.Chẩn đoán bệnh:
Chẩn đoán xác định bệnh:
Dựa vào các bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhân:
- Gãy xương hở mà ổ gãy lồi ra ngoài.
- Gãy xương mà có nước tủy của xương chảy qua các vết thương phần mềm.
- Sau khi cắt lọc vết thương thì thấy ổ gãy thông với vết thương.
- Gãy xương hở đến muộn: chảy mủ qua vết thương của bệnh nhân và có thể thấy lọ đầu xương bị viêm.
Chẩn đoán gãy xương hở theo GUSTILO:
- Gãy độ 1: gãy xương hở mà vết thương phần mềm nhỏ dưới 1 cm, gọn và sạch.
- Gãy độ 2: vết thương phần mềm của bệnh nhân từ 1-10 cm, gọn sạch.
- Gãy độ 3: tổn thương phần mềm nặng, xương gãy phức tạp, tỷ lệ cắt cụt chi trong trường hợp này chiếm khoảng 15%.
+ Độ 3a: dập nát phần mềm diện rộng, nhưng xương của bệnh nhân còn được che phủ một cách thích hợp.
+ Độ 3b: mất phần mềm diện rộng, lộ xương ra ngoài.
+ Độ 3c: tổn thương tới mạch máu và thần kinh.
2.Các biến chứng của gãy xương hở:
- Biến chứng ngay:
+ Sốc chấn thương: nguyên nhân là do mất máu và do đau. Trường hợp này thì cần tiến hành băng bó và khử trùng vết thương ngay.
+ Tổn thương mạch máu và thần kinh trong trường hợp bệnh nhân bị gãy xương hở độ 3c theo GUSTILO.
+ Có thể có tắc mạch do bị vỡ xương: trường hợp này thì hiếm gặp.
- Biến chứng sớm:
+ Nhiễm khuẩn vết thương: đặc biệt nguy hiểm là trường hợp bị nhiễm khuẩn yếm khí. Vì vậy khi các bác sĩ xử lí vết thương cho bệnh nhân cần tiến hành rạch rộng, không được khâu kín lại mà phải để hở.
+ Rối loạn dinh dưỡng kiểu Wolkmann hoặc kiểu Sudeck.
- Các di chứng để lại cho bệnh nhân:
+ Viêm xương sau gãy xương hở.
+ Chậm liền xương, khớp giả: trong gãy xương hở thì bệnh nhân chậm liền xương, hay khớp giả chiếm một tỷ lệ cao nguyên nhân là bởi vì mất đi sự liền xương sinh lí.
+ Can lệch xương.
+ Teo cơ, cứng khớp.
3.Phân loại gãy xương hở.
Dựa vào cơ chế của chấn thương thì gãy xương hở được chia thành hai loại:
- Gãy xương hở vào có cơ chế chấn thương trực tiếp.
- Gãy xương hở ra thì do cơ chế chấn thương gián tiếp.
Dựa vào thời gian bệnh nhân bị gãy xương thì gãy xương ở được chia thành hai loại:
- Gãy xương hở đến sớm: dưới 6 giờ.
- Gãy xương hở đến muộn: trên 12 giờ.
Dựa vào các tổn thương ở phần mềm của vết thương:
Có nhiều cách phân loại gãy xương hở theo các tổn thương tại phần mềm như OESTRERN (của Đức), COUCHOIX (phân loại do Pháp đưa ra), A.O (là cách phân loại của hiệp hội chấn thương chỉnh hình quốc tế). Nhưng hiện nay, phân loại theo
GUSTILO (Mỹ) là cách phân loại đơn giản nhất, chính xác và được ưng dụng nhiều nhất hiện nay:
- Gãy độ 1: gãy xương hở mà vết thương phần mềm nhỏ dưới 1 cm, gọn và sạch.
- Gãy độ 2: vết thương phần mềm của bệnh nhân từ 1-10 cm, gọn sạch.
- Gãy độ 3: tổn thương phần mềm nặng, xương gãy phức tạp, tỷ lệ cắt cụt chi trong trường hợp này chiếm khoảng 15%.
+ Độ 3a: dập nát phần mềm diện rộng, nhưng xương của bệnh nhân còn được che phủ một cách thích hợp.
+ Độ 3b: mất phần mềm diện rộng, lộ xương ra ngoài.
+ Độ 3c: tổn thương tới mạch máu và thần kinh.
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Gãy xương hở (tiếp)
Không có phản hồi