Giãn đại tràng bẩm sinh (tiếp theo)
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
1.Chẩn đoán phân biệt bệnh giãn đại tràng bẩm sinh.
- Các nguyên nhân gây tắc ruột cơ năng:
+ Viêm nhiễm đường hô hấp.
+ Các bệnh nhiễm khuẩn khác: nhiễm trùng rốn, nhiễm trùng huyết.
- Các nguyên nhân gây tắc ruột cơ giới:
+ Teo ruột.
+ Tắc ruột do phân su.
+ Các dị tật về hậu môn và trực tràng.
Các thể lâm sàng của bệnh giãn đại tràng bẩm sinh
Các thể bệnh này được phân loại dựa theo vị trí của các vùng vô hạch trên đại tràng của bệnh nhân:
- Thể vô hạch ở trực tràng và phần dưới đại tràng sigma:
+ Thể này là thể thường gặp nhất của bệnh.
+ Thể này có các biểu hiện triệu chứng điển hình của bệnh.
- Đoạn vô hạch ngắn:
Đoạn này thì chỉ nằm ở phần dưới của trực tràng:
+ Các triệu chứng của bệnh thì xuất hiện vào giai đoạn muộn và biểu hiện của chúng nhẹ hơn.
+ Tiến hành chụp X-quang đại tràng có thuốc cản quang thì thấy trực tràng bị giãn to ra.
- Đoạn vô hạch dài:
Đoạn này chiếm toàn bộ trực tràng, đại tràng sigma và cả thêm phần đại tràng phía trên.
Bệnh nhân có các biểu hiện của tắc ruột ngay từ khi mới sinh:
+ Thụt tháo đại tràng không có kết quả, cần phải tiến hành làm hậu môn nhân tạo cho bệnh nhân ngay.
+ Khó có thể chẩn đoán được nguyên nhân xác định trước khi tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.
2.Các diễn biến và biến chứng của giãn đại tràng bẩm sinh:
Nếu trong trường hợp bệnh nhân không được điều trị sớm và nuôi dưỡng tốt thì biến chứng nguy hiểm nhất là bệnh nhân bị tử vong.
- Các biến chứng của nội khoa:
+ Suy dinh dưỡng.
+ Viêm ruột.
+ Nhiễm trùng đường hô hấp.
- Các biến chứng của ngoại khoa:
+ Tắc ruột nguyên nhân do khối phân su.
+ Vỡ đại tràng do quá căng.
+Xoắn đại tràng sigma.
3.Tiên lượng bệnh nhân giãn đại tràng bẩm sinh:
Các triệu chứng thường gặp của bệnh thường thì sẽ hết sau khi phẫu thuật, đặc biệt là trường hợp bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật sớm hoặc đoạn ruột bất thường của trẻ có chiều dài ngắn. Trẻ có thể bị táo bón, hoặc đi ngoài phân lỏng hay cũng có thể là không có cảm giác buồn đại tiện sau phẫu thuật.
Trong trường hợp đoạn ruột bị cắt bỏ dài hơn, trẻ có thể xuất hiện các vấn đề về đường tiêu hóa hay cũng có thể làm giảm hoặc khó có khả năng hấp thu được các chất dinh dưỡng. Vấn đề này có thể kéo dài và hậu quả là làm cho trẻ chậm lớn hoặc gặp phải các loại bệnh nhiễm trùng. Bác sĩ có thể có các lời khuyên về chế độ ăn của trẻ và làm giảm đi các hậu quả trên cho bệnh nhân.
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Giãn đại tràng bẩm sinh (tiếp theo)
Không có phản hồi