Glôcôm
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Glôcôm
Glôcôm là một trong những bệnh lý hàng đầu gây mù loà ở nước ta và trên thế giới, nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng mù loà vĩnh viễn. Theo một thống kê của ngành nhãn khoa năm 2002, tỷ lệ mù loà do bệnh glôcôm ở Việt nam là 5,7%. Trong đó phần lớn là glocom góc đóng, chiếm tới 80%. Glôcôm góc đóng thường gặp ở người trên 35 tuổi, tăng lên theo tuổi, đặc biệt sau 50 tuổi. Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam, bệnh hay gặp nhất ở các nước châu Á bao gồm có Việt Nam. Bệnh có mang tính di truyền, tỉ lệ mắc cao hơn ở những người trong gia đình có người mắc bệnh. Bệnh cũng có ưu thế mắc nhiều hơn ở những người mắc tật khúc xạ viễn thị
Triệu chứng
* Đau mắt: Bệnh nhân thấy đau nhức vùng quanh hốc mắt, lan lên nửa đầu cùng bên. Một số bệnh nhân đau nhức dữ dội, đau cảm giác không chịu nổi
*Nhìn mờ: Bệnh nhân nhìn không còn rõ như có màn sương trước mắt.
* Loạn sắc: Khi ánh sáng chiếu vào mắt thấy quầng xanh đỏ làm bệnh nhân rất khó chịu và không nhìn rõ chi tiết vật.
* Toàn trạng : Một số có buồn nôn và nôn, ra mồ hôi, giảm nhịp tim. Đau có thể làm bệnh nhân lên cơn sốt
* Tiền sử: Gia đình có người mắc bệnh hoặc cơ địa người mắc viễn thị.
Điều trị bệnh
Cần lưu ý rằng glocom góc đóng cấp đã chẩn đoán xác định thì điều trị ngoại khoa là hướng duy nhất mới khỏi bệnh. Tuy nhiên khi mới phát hiện bệnh thì phải dùng thuốc điều trị nội khoa trước. Lợi ích thuốc có lợi là hạ được nhãn áp xuống, công tác chuẩn bị mổ được chu đáo hoặc nếu xảy ra việc chuyển bệnh nhân lên tuyến trên thì sẽ được thuận tiện, ngoài ra bệnh nhân được mổ trong tình trạng nhãn áp không cao, cuộc mổ sẽ an toàn hơn nhiều so với mổ trên con mắt đang bị tăng nhãn áp.
Nguyên tắc điều trị nội khoa là:
Giảm sản xuất thuỷ dịch (D ):
Giảm trở lưu (R ):
Giảm nề phù tổ chức nội nhãn:
An thần
Điều trị ngoại khoa: Sau khi điều trị nội khoa và các triệu chứng của bệnh thuyên giảm bệnh nhân sẽ được điều trị ngoại khoa giải phóng đường lưu thông cho thủy dịch. Hiện nay người ta cũng đang tiến hành áp dụng phương pháp phẫu thuật bằng laser để tăng độ chính xác giảm các biến chứng cho bệnh nhân tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi nguồn nhân lực và trang thiết bị lớn không phải cơ sở y tế nào cũng áp dụng được.
Không có phản hồi