Hậu quả của tăng áp lực tĩnh mạch cửa tại gan
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
Hậu quả của bệnh:
Các mô xơ tại gan:
Mô xơ của gan dễ phát triển do trung tâm tiểu thùy thiếu dinh dưỡng, có khoảng 1/3 máu qua gan phải đi theo tuần hoàn bên giữa tĩnh mạch nhánh quanh tiểu thùy và nhánh tĩnh mạch trên gan, cho nên các nhu mô gan chỉ được nuôi dưỡng nhờ các động mạch gan.
Tuần hoàn bên ngoài gan phát triển:
- Gây nôn ra máu do tăng áp lực vòng nối ở thực quản giữa tĩnh mạch vành vị của hệ thống cửa với tĩnh mạch đơn của hệ thống tĩnh mạch chủ, đổ về các tĩnh mạch trên gan.
- Gây trĩ do tăng áp lực vòng nối ở trực tràng giữa tĩnh mạch trĩ trên của hệ thống cửa với tĩnh mạch trĩ giữa và dưới của hệ thống chủ đổ về tĩnh mạch chủ dưới.
- Gây tuần hoàn bàng hệ do tăng áp lực các vòng nối ở quanh rốn giữa tĩnh mạch rốn và cạnh rốn của hệ thống cửa với tĩnh mạch thượng vị, hạ vị của hệ thống tĩnh mạch chủ dưới. Biểu hiện lâm sàng là những chùm tĩnh mạch ngoằn ngoèo nổi dưới da bụng.
- Tuần hoàn bên ngoài gan thấy ở 97% trong những trường hợp có tăng áp lực tĩnh mạch cửa sonh tuần hoàn này không làm thay đổi áp lực hệ thống cửa. Theo Russelot 1959, nếu đường kính tiết diện bình thường của tĩnh mạch cửa là 2 cm thì theo định luật Poiseuille cần phải có 400 tĩnh mạch bên có đường kính 0.5 cm mới đảm bảo được một dòng máu tương đương. Điều này không thể có được , do đó tuần hoàn bên làm giảm áp lực không nhiều mà chính nó gây hiện tượng dãn mạch ở các vòng nối, trong đó quan trọng nhất là vòng nối thực quản. Dãn tĩnh mạch thực quản gặp ở 50-67% các trường hợp tăng áp lực tĩnh mạch cửa, có khi là gặp ở 90% tùy theo giai đoạn của bệnh.
- Cơ chế dãn tĩnh mạch thực quản là do áp lực vành vị lớn trong khi đó áp lực ở các tĩnh mạch đơn chỉ có 1-2 cm H2O, thành của tĩnh mạch cửa là các sợi cơ trơn, mỏng nên dễ bị dãn và lòng của tĩnh mạch cửa không có van nên khi bị tắc, máu ở hệ thống cửa có thể bị trào ngược về hệ thống chủ qua các vòng nối đó.
cổ trướng:
Cổ trướng là một dạng phù thủng mà nguyên nhân là do tăng áp lực thủy tĩnh (tĩnh mạch cửa), tăng tính thấm của thành mạch, giảm áp lực keo, ứ đọng các loại hormon giữ nước và giữ muối. Dịch cổ trướng trong xơ gan có thể hình thành hàng chục lít, có màu vàng chanh hơi sánh. Cổ trướng có thể gây ra chèn ép các tạng trong ổ bụng làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ hoành gây ra triệu chứng khó thở. Đậm độ protein trong dịch cổ trướng có thể lên tới 1000 mg/l. Vì vậy, chọc tháo nước cổ trướng liên tục sẽ càng làm cho cơ thể thiếu protein (khắc phục tình trạng này bằng cách cho bệnh nhân truyền dịch để trả lại). Hiện nay, người ta tạo ra van Spitz – Holter một chiều để cho nước cổ trướng vào tĩnh mạch.
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Hậu quả của tăng áp lực tĩnh mạch cửa tại gan
Không có phản hồi