Hội chứng thiếu máu mạn tính chi dưới
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Khái niệm về hội chứng thiếu máu mạn tính chi dưới:
Trước đây người ta thường xếp lẫn với các biểu hiện của hội chứng thiếu máu mạn tính chi dưới như một bệnh cảnh của viêm tắc động mạch chi. Thực chất, viêm động mạch chi bao gồm nhiều bệnh gây viêm, thoái hóa, dẫn đến tắc các động mạch ở ngọn chi, chủ yếu là chi dưới, tức là biểu hiện ra ngoài bằng các dấu hiệu thiếu máu mạn tính – bán cấp tính – hay cấp tính ở các đầu ngón chân. Bệnh viêm tắc động mạch chi này rất đa dạng, diễn biến phức tạp, và còn nhiều vấn đề chưa được hiểu rõ.
Hội chứng thiếu máu mạn tính chi dưới được gọi là viêm các động mạch chi dưới, là một mảng quan trọng và thường gặp trong các bệnh lí về mạch máu chi, và liên quan chủ yếu đến các động mạch lớn của chi.
Có nhiều bệnh lí khác nhau gây ra hội chứng thiếu máu mạn tính chi dưới, như trong bệnh Buerger (nam, 20-40 tuổi có hút thuốc lá, thuốc lào nặng gây ra tắc mạch ngoại vi…), bệnh về động mạch do đái tháo đường (bệnh này thường hay đi kèm với xơ vữa động mạch), bệnh xơ vữa sớm, viêm động mạch lão suy…Tuy nhiên, thoe các nghiên cứu của nước ngoài đều cho thấy có tới 90-95% các trường hợp thiếu máu mạn tính chi dưới có nguồn gốc từ bệnh xơ vữa động mạch, và đại đa số đều là nam giới.
Như vậy các triệu chứng của hội chứng thiếu máu mạn tính chi dưới tuy không đồng nghĩa, nhưng có thể coi như là triệu chứng của bệnh xơ vữa động mạch chi dưới.
Chẩn đoán lâm sàng hội chứng thiếu máu mạn tính chi dưới do xơ vữa động mạch:
Bao gồm có bốn phương pháp thăm khám cơ bản:
Hỏi bệnh:
Chủ yếu để tìm ra hiện tượng đi lắc cách hồi hay đau cách hồi hay không, đây cũng là dấu hiệu thường buộc bệnh nhân phải đến với thầy thuốc:
- Hiện tượng đau này được mô tả dưới dạng xuất hiện khi đang đi lại, đau như bị chuột rút, hay đau như có kìm kẹp vào, như bị cắn hoặc lan rộng ra làm bước đi nặng như chì, buộc bệnh nhân phải đi lại. Sau vài phút nghỉ ngơi các dấu hiệu này biến mất. Người bệnh lại tiếp tục đi và bắt đầu một cơn đau mới. Vị trí đau điển hình là ở bắp chân, nhưng cũng có thể ở đùi, háng hoặc là ở mông của bệnh nhân.
- Mức độ nặng của thiếu máu có liên quan chặt chẽ với quãng đường đi được giữa hai lần đau và thời gian phải nghỉ để hết đau: thiếu máu càng nặng thì thời gian mà quang đường bệnh nhân có thể đi lại càng ngắn và thời gian bệnh nhân ngồi nghỉ lai càng kéo dài.
- Mức độ gợi ý bệnh rõ khi khoảng cách đau là 500-1000 mét. Tiến triển của đau cách hồi nặng lên theo thời gian, có vai trò đánh giá mức độ và tiên lượng bệnh.
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Hội chứng thiếu máu mạn tính chi dưới
Không có phản hồi