Hội chứng tiêu chảy – một rối loạn co bóp tại ruột (tiếp theo)
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
Cơ chế bệnh sinh của tiêu chảy:
Các nguyên nhân trên gây ra tiêu chảy bởi các cơ chế sau:
- Cơ chế tăng tiết dịch: đây là một cơ chế thường gặp trong viêm ruột, nước được tiết ra từ niêm mạc ruột tăng lên gấp nhiều lần so với mức bình thường. Đặc biệt là trong viêm ruột cấp do nhiễm khuẩn (phẩy khuẩn tả hay các loại virus…), nhiễm độc (như các thức ăn ôi thiu, nấm độc, arsen) gây ra mất nước cấp. Trong tiêu chảy mạn tính (viêm do amip, giun sán) thì cơ chế gây tăng tiết dịch ít quan trọng hơn.
- Cơ chế gây tăng co bóp: làm thức ăn qua ruột nhanh mà lại không kịp tiêu hóa. Cơ chế này thường gặp ở trong các trường hợp viêm ruột nhiễm khuẩn hoặc vô toan dạ dày, thiếu các chất dịch tiêu hóa (như dịch tụy, dịch mật…) thức ăn ở dạng thô làm tăng áp lực thẩm thấu ở ruột với các dấu hiệu sôi bụng, phân sống, lổn nhổn. Một số loại thuốc tẩy cũng có tác dụng theo cơ chế này.
- Cơ chế giảm hấp thu: khiến lượng nước thải ra ngoài theo phân tăng lên, cơ chế này thường gặp trong viêm ruột do các nguyên nhân khác nhau, cắt đoạn ruột khá dài, rối loạn cân bằng vi khuẩn. Thuốc tẩy loại tăng áp lực thẩm thấu như MgSO4 cũng làm giảm khả năng hấp thu theo cơ chế này.
Hậu quả của tiêu chảy:
Tùy theo tiêu chảy cấp hay mạn tính mà bệnh có những hậu quả khác nhau.
- Triệu chứng cấp có hai hội chứng:
+ Rối loạn huyết động học do mất nước quá nhiều, máu bị cô đặc, khối lượng tuần hoàn giảm, huyết áp giảm xuống và gây nặng cho tim dẫn đến suy tuần hoàn.
+ Nhiễm độc và nhiễm acid do cơ thể còn mất những muối kiềm của dịch tụy, mật và ruột đưa đến các nhiễm độc và nhiễm acid. Hơn nữa do rối loạn huyết động học nói trên còn gây rối loạn chuyển hóa (yếm khí), làm trạng thái nhiễm acid càng nặng, dãn mạch. Cuối cùng là vô niệu cũng là một cơ chế quan trọng đưa đến nhiễm độc và nhiễm acid. Mất nước – mất muối kiềm nhiễm độc càng làm tăng rối loạn huyết động học và hình thành vòng xoắn bệnh lý tự duy trì nếu không được ngăn chặn sớm.
- Tiêu chảy mạn: do rối loạn tiêu hóa kéo dài nên giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu ở ruột có thể dẫn đến thiếu protid, vitamin, thiếu sắt, thiếu calci mà hậu quả cuối cùng là thiếu máu, suy dinh dưỡng, còi xương.
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:
Không có phản hồi