Hormon và sự rối loạn thích nghi trong cơ chế đề kháng chung (tiếp theo)
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Vai trò của adrenalin trong đề kháng tích cực:
Ngoài các tác dụng như noradrenalin (gây co mạch, tăng huyết áp, tăng trương lực cơ vân, giảm trương lực cơ trơn, tăng chuyển hóa, tăng tạo nhiệt…) thì adrenalin có các tác dụng: làm giãn nở các phế quản, giúp cơ thể thu nhận thêm oxy, dãn các mao mạch của cơ vân (tăng cường nuôi dưỡng các cơ), dãn mạch vành, huy động các glucose vào trong máu, tăng ngưỡng chịu đau của cơ thể. Tất cả các tác dụng này đều có tính hợp đồng với nhau, hỗ trợ phản ứng đề kháng tích cưc của cơ thể đối với các tác nhân kích thích từ bên ngoài, giúp vượt qua những thử thách sinh học và bệnh lý, có nghĩa à bệnh nhân vượt qua trạng thái stress.
Adrenalin có vai trò quan trọng bậc nhất trong huy động mọi tiềm năng phản ứng và đề kháng của cơ thể đối với tình trạng stress. Thể hiện trong các trường hợp: khi động vật bị tấn công hoặc khi chúng chạy trốn, khi thi đấu căng thẳng, các giai đoạn đầu của sốc chấn thương, sốc do mất máu, sốt, nhiễm lạnh, khi đau đơn hay hoảng sợ…
Nhờ sự đề kháng tích cực của cơ thể để vượt qua được các trạng thái stress nặng nhưng hậu quả là sự hao hụt, cạn kiệt nguồn năng lượng dự trữ. Nếu các tác nhân kích thích quá manh và kéo dài quá sẽ chuyển sang đề kháng thụ động.
Vai trò của glucocorticoid trong đề kháng thụ động:
Cùng với các hormon glucagon, thyroxin… tuy không giữ được vai trò chính nhưng glucocorticoid tham gia ngay vào giai đoạn đề kháng tích cực (giúp duy trì nồng độ của glucose máu đáp ứng nhu cầu tăng sử dụng năng lượng). Sang giai đoạn hai (là giai đoạn ức chế), glucocorticoid giữ vai trò chủ yếu trong hội chứng thích nghi (với stress chẳng hạn). Chủ yếu: tăng tân tạo glucose từ các acid amin, hạn chế glucose vào trong các tế bào (đặc biệt là các tế bào cơ), tiết kiệm được nguồn glucose để đi nuôi tế bào não, nên glucocorticoid giúp cho cơ thể duy trì được sự sống lâu dài hơn (mà trước hết là các tế bào não). Vai trò của glucocorticoid trong đề kháng thụ động thể hiện một trong số các trường hợp như trong giai đoạn muộn của sốc (chấn thương hay mất máu…), giai đoạn sau của phản ứng đau đớn, nhiễm lạnh và đói…
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Hormon và sự rối loạn thích nghi trong cơ chế đề kháng chung (tiếp theo)
Không có phản hồi