Một số trường hợp mất nước khác
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Một số trường hợp:
- Mất nước nguyên nhân là do mồ hôi: lượng mồ hôi của bệnh nhân bị thay đổi rất lớn, dao động trong khoảng từ 0.2-2 lít trong vòng 24 giờ, phụ thuộc vào thời tiết, điều kiện lao động và cường độ lao động. Nói chung, mồ hôi có tính chất nhược trương nhưng, nhưng nồng độ điện giải cũng rất dao động, trong đó nattri là khoảng 10-80 mEq, clo khoảng 5-65 mEq tùy thuộc vào sự thích nghi, rèn luyện. Trong những trường hợp đặc biệt, ví dụ lao động nặng trong điều kiện nóng, độ ẩm cao và có ít không khí, mồ hôi của bệnh nhân mất khoảng 3-4 lít trong một giờ. Sự bù đắp nước trong mất mồ hôi thường dễ dàng (uống nước), nhưng khi bị mất khoảng 5 lít mồ hôi trở lên, thì dù cơ thể người bệnh đã thích nghi nhưng lượng muối mất đi cũng đáng kể, cho nên khi đó ngoài nước vẫn phải bù đắp thêm lượng muối. Nếu chỉ bù riêng nước sẽ gây ra tình trạng nhược trương trong cơ thể.
Về mặt lâm sàng, thấy bệnh nhân có những biểu hiện mà bản chất là do tình trạng gian bào nhược trương dẫn đến nước vào trong tế bào gây ra các rối loạn chuyển hóa, tổn thương tế bào, giống như khi ngộ độc nước do truyền quá mức: mệt mỏi, vã nhiều mồ hôi, uể oải,nhức đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, lú lẫn…
- Mất nước trong sốt: khi sốt, bệnh nhân tăng thở. Thân nhiệt tăng cao làm cho hơi thở của người bệnh tăng mức bão hòa hơi nước. Khi sốt thì lượng nước bị mất theo hơi thở có thể tăng gấp 10 lần mức bình thường (cơn sốt 40 độ C kéo dài có thể mất tới 3-5 lít nước). Cuối cơn sốt, người bệnh có thể vã 1-3 lít mồ hôi. Như vậy trong sốt, mất nước chủ yếu lại theo đường hô hấp và sau là đường mồ hôi, gây ra tình trạng mất nước ưu trương.
- Mất nước do nôn: trong nôn bệnh nhân bị mất nước và muối nhưng khó bù lại bằng đường uống. Đặc biệt là ở phụ nữ có thai và trẻ nhỏ do quá trình chuyển hóa vốn mạnh nên dễ dẫn đến nhưng rối loạn nghiêm trọng.
Ta có thể gặp nôn nhiều như khi có tắc hạ vị, làm mất nước và acid clohydric, cho nên lúc đầu sẽ có nhiễm kiềm, nôn kéo dài sẽ chuyển sang nhiễm toan (nhiễm acid). Còn khi tắc ở tá tràng sẽ nôn ra dịch kiềm (từ ruột), gây nhiễm acid ngay. Ngoài ra, còn mất nước, gây ra các rối loạn huyết động học, giảm khối lượng tuần hoàn, máu cô đặc, huyết áp giảm xuống, thận kém đào thải. Cuối cùng dẫn đến tình trạng nhiễm độc, nhiễm toan nặng, nếu như không kịp thời được xử lý.
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Một số trường hợp mất nước khác
Không có phản hồi