Những thay đổi ở máu trong một số bệnh thận (tiếp theo)
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Các sản phẩm do thận đào thải ra (ví dụ như ure, creatinin, acid uric…) được lấ từ dòng máu qua thận. Khi các chức năng của thận suy giảm, các chất này sẽ bị ứ trệ lại trong máu và được biểu hiện bằng tăng nồng đô của chúng trong máu. Khi có những thay đổi trong các thành phần của máu bởi thận bị ảnh hưởng thì có các trường hợp bệnh lý sau: ure máu tăng cao, nhiễm toan máu (hay cũng có thể nói là bị nhiễm acid máu), thiếu máu, hay có thể là bị huyết áp cao.
Toan máu (hay cũng có thể gọi là nhiễm acid máu):
Thận là cơ quan tham gia bài tiết các ion H+ có trong máu, giúp cho cơ thể của mỗi người chống lại các quá trình toan hóa máu (hay nhiễm acid máu). Thận suy, kém bài tiết các sản phẩm này, gây ra tình trạng nhiễm toan trong máu. Tổn thương các tế bào của ống thận làm giảm nồng độ của các enzym tổng hợp: NH3 (khi NH3+ H+ tạo thành NH4+) để thay thế và lấy lại các ion kiềm như các ion Na hay ion K trong các muối đào thải qua đường nước tiểu, dẫn đến nhiễm toan, triệu chứng này thường hay gặp trong hội chứng viêm cầu thận mạn tính. Trong trường hợp bệnh nhân bị suy thận nặng có thể đưa đến hậu quả là nhiễm toan mất máu bù (làm giảm độ pH).
Thiếu máu:
Các bệnh nhân bị mắc các bệnh về thận thuộc thể mạn tính hầu hết sẽ có các biểu hiện của thiếu máu nặng hoặc là thiếu máu nhẹ. Phù nề có thể làm cho máu trở nên loãng hơn, nhưng không phải là cơ chế đưa đến thiếu máu. Quan trọng nhất là gây thiếu máu là thận giảm hay mất khả năng sản xuất ra hormon erythropoietin (một loại hormon kích thích quá trình sản sinh hồng cầu). Các cơ chế khác có thể góp phần làm cho triệu chứng thiếu máu biểu hiện thêm nặng hơn, bao gồm có: mất protein qua đường nước tiểu (là một cơ chế quan trọng trong bệnh nhiễm mỡ thận (viêm thận tối thiểu)), các chất độc bị ứ đọng lại có thể gây ra ức chế chức năng tái tạ các tế bào hồng cầu của tủy xương.
Huyết áp cao:
Nhiều bệnh lý tại thận nếu như có giảm lượng máu đến thận sẽ làm cho các tổ chức cận cầu thận tăng bài tiết các renin, dẫn đến làm tăng huyết áp (huyết áp cao).
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Những thay đổi ở máu trong một số bệnh thận (tiếp theo)
Không có phản hồi