Những thay đổi tại thân tử cung của người phụ nữ mang thai (tiếp theo)
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Hình thể của thân tử cung:
Trong vòng ba tháng đầu mang thai, tử cung của thai phụ tròn như một quả bóng, đường kính trước sau to hơn đường kính ngang. Phần dưới phình to ra, có thể nắn thấy qua cùng đồ âm đạo (dấu hiệu Noble). Trong những tháng này, hình thể tử cung không đều vì thai không chiếm toàn bộ buồng tử cung, làm cho tử cung không đối xứng. Tính chất này cũng có thể được sử dụng trong chẩn đoán thai nghén và gọi là dấu hiệu Piszkacsek. Vào tháng thứ ba của thai kỳ, tử cung của người mẹ có hình quả trứng, cực nhỏ ở phía dưới, cực to ở phía trên. Đáy của tử cung phình to ra, nhất là ở mặt sau. Về sau, khi thai nhi đã lớn lên, tử cung có hình dáng in tư thế của thai nằm bên trong: hình quả trứng, hình trái tim hay bè ngang…
Vị trí của tử cung:
Khi chưa có thai, tử cung nằm ở hố chậu bé (hay tiểu khung), khi có thai thì lớn lên và tiến vào trong ổ bụng. Không kể tháng đầu tiên, tử cung nấp sau khớp mu, từ tháng thứ hai trở đi, cứ mỗi tháng trung bình tử cung phát triển lên phía trên khớp mu chỉ khoảng 4 cm. Nhờ tính chất phát triển theo chiều cao của tử cung như thế, người ta có thể tính được tuổi thai theo công thức:
Tuổi thai bằng = (chiều cao của tử cung/4)+1.
Ngoài ra, trong khi có thai, góc trái của tử cung hơi hướng ra phía trước, vì ổ bụng ở phía bên phải của cột sống rộng hơn nên sừng phải của tử cung chìm về phía đó sâu hơn. Sừng trái của tử cung vì thế sẽ nhô ra phía trước.
- để phân biệt đoạn thân tử cung với đoạn dưới của tử cung. Tại đường ranh giới này có một tĩnh mạch khá lớn vắt ngang qua. Lợi dụng tính chất này để bóc tách được phúc mạc ra khỏi cơ ở dưới lớp co của tử cung, người ta hay tiến hành mổ lấy thai qua đoạn dưới để có thể phủ được phúc mạc sau khi khâu kín các mép rạch của cơ tử cung.
- Thân tử cung bao gồm có ba lớp cơ tạo thành: lớp cơ ngoài, lớp cơ trong và lớp cơ đan ở giữa hai lớp cơ này. Lớp cơ đan này rất quan trọng, vì trong các mạng lưới của cơ này có rất nhiều mạch máu, giúp nuôi dưỡng cho hai lớp cơ còn lại của thân tử cung. Khi người phụ nữ này sinh rồi, lớp cơ đan đó co chặt lại, thít chặt các mạch máu chứa trong nó, đảm bảo không có băng huyết. Đây là cơ chế của sự cầm máu sinh lý của phụ nữ khi sinh.
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Những thay đổi tại thân tử cung của người phụ nữ mang thai (tiếp theo)
Không có phản hồi