Những vấn đề về thải trừ thuốc trong cơ thể
- Bởi : Nguyễn thanh tú
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
-
Contents
Đại cương
Thuốc được thải trừ ra khỏi cơ thể theo nhiều đường khác nhau nhưng trong đó có một đường chính, tốc độ thải trừ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Tính chất của thuốc
- Đường đưa thuốc vào có thể
- Tỷ lệ liên kết thuốc với protein huyết tương
-
Thải trừ thuốc qua thận
Thải trừ thuốc qua thận là đường thải trừ quan trọng nhất, có khoảng 90% thuốc thải trừ qua thận. Phần lớn các thuốc hay sản phẩm chuyển hóa dễ tan trong nước sẽ thải trừ chủ yếu qua đường này.
Khả năng thải trừ thuốc qua thận phụ thuộc vào các yếu tố:
- Sức lọc của cầu thận
- Lưu lượng máu đến thận
- Sự bài tiết và tái hấp thu ở ống thận
- Độ pH của nước tiểu
Trong các yếu tố trên, yếu tố pH nước tiểu có vai trò quan trọng, khi pH của nước tiểu thấp các thuốc có tính kiềm dễ thải trừ, khi pH của nước tiểu cao thì các thuốc có tính acid dễ thải trừ.
Dựa vào mỗi liên quan giữa pH nước tiểu với tốc độ thải trừ thuốc qua thận, người ta có thể áp dụng để tăng hay giảm tốc độ thải trừ thuốc ra khỏi cớ thể
-
Thải trừ thuốc qua đường tiêu hóa
Hầu hất các thuốc không tan trong nước hoặc tan trong nước nhưng không hấp thu qua đường uống đều được thải trừ qua đường tiêu hóa, vi dụ than hoạt, Streptomycin sulfat, dầu parafin,..
Có nhiều thuốc được thải trừ từ gan, qua mật rồi theo đường tiêu hóa ra ngoài. Một số thuốc qua mật xuống ruột non, lại bị chuyển hóa ở ruột, rồi qua tĩnh mạch cửa để trở lại gan theo chu kỳ gan- ruột. Những thuôc tham gia vào chu ký gan- ruột sẽ tồn tại lâu trong cơ thể.
-
Thải trừ thuốc qua đường hô hấp
Đường hô hấp là đường thải trừ nhanh nhất một số thuốc dễ bay hơi như rượu, tinh dầu thảo mộc, Cloroform, Ether, Dinitrogen oxyd…
Một số thuốc khác có khả năng thải trừ qua dịch phế quản như: Natri benzoat, muối Iodid
Tuy nhiên có những thuốc có khả năng bay hơi nhưng khi vào cơ thể lại được chuyển hóa thành các hợp chất không thải trừ được qua đường hô hấp mà lại thải trừ qua thận như long não.
-
Tiết thuốc vào sữa ở phụ nữ cho con bú
Có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nếu người mẹ ở thời kì cho con bú đang dùng thuốc thì trong 24 giờ có khoảng 1% lượng thuốc do người mẹ sử dụng trong ngày có thể được tiết vào sữa của trẻ em. Lượng thuốc tiết vào sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Bản chất lý hóa của thuốc đang dùng
- Liều lượng dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, cách đưa thuốc
- Lượng sữa con đã bú, thời gian và khoảng cách các lần cho con bú,..
Một số thuốc cần phải tránh sư dụng cho phụ nữ cho con bú vì ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa con.
-
Thải trừ thuốc qua đường khác
Ngoài các đường đã nêu trên thì thuốc có thể thải trừ qua các đường khác như:
- Tuyến mồ hôi : Asen, kim loại nặng, Quinin, long não, các tinh dầu, bromid, iod, rượu..
- Qua da, lông, tóc : các hợp chất của asen, flour, gricin,..
- Qua niêm mạc mũi, tuyến nước bọt, nước mắt: Sulfamid, Rifampicin
-
Ý nghĩa việc nghiên cứu các đường thải trừ
Việc nghiên cứu và nắm vững các đường thải trừ thuốc có ý nghĩa rất quan trọng đối với người thầy thuốc trong việc chỉ định dùng thuốc cho người bệnh một cách hợp lý và có hiệu quả.
coy ghi nguồn: http://https://healthyeatingforums.com/
link bài viết: Những vấn đề về thải trừ thuốc trong cơ thể
Không có phản hồi