Quan điểm bệnh của Hy Lạp và La Mã cổ đại
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Hy Lạp và La Mã cổ đại:
Muộn hơn so với Trung Quốc hàng ngàn năm, y học cổ truyền ở nhiều nước Châu Âu cũng chịu ảnh hưởng khá rõ của Trung Quốc, nổi bật nhất là Hy Lạp – La Mã cổ đại.
Bao gồm có hai trường phái lớn:
- Trường phái Putago (600 năm trước Công nguyên): dựa vào triết học đương thời cho rằng vạn vật do 4 nguyên tố tạo thành với 4 tính chất khác nhau. Thổ (khô), khí (ẩm), hỏa (nóng), thủy (lạnh). Trong cơ thể nếu như 4 yếu tố đó phù hợp về tỷ lệ, và sự cân bằng sẽ tạo nên sức khỏe , còn nếu trong trường hợp ngược lại thì sẽ sinh ra bệnh. Cách chữa bệnh cũng là điều chỉnh lại, bổ sung cái yếu và thiếu, kiềm chế cái mạnh và thừa.
- Trường phái Hyppocrat (500 năm trước Công nguyên): không chỉ thuần túy tiế thu và vận dụng triết học như trường phái Pytago mà – tiến bộ và cụ thể hơn; đã quan sát trực tiếp trên cơ thể sống. Hyppocrat cho rằng cơ thể có 4 dịch lưu thông, tồn tại theo những tỷ lệ riêng, có quan hệ cân bằng với nhau để tạo ra sức khỏe cho bệnh nhân. Đó là:
+ Máu đỏ: do tim sản xuất ra, mang tính nóng; ông nhận xét rằng khi cơ thể lâm vào hoàn cảnh nóng sốt thì tim của người bệnh đập nhanh, mặt và da đều trở nên đỏ bừng. Đó là tim tăng cường sản xuất máu đỏ (chứa nhiệt).
+ Dịch nhầy: không màu, do não sản xuất ra, thể hiện tính lạnh, xuất phát từ nhận xét khi cơ thể bị lạnh thì dịch mũi chảy ra rất nhiều, ngược lại, khi niêm dịch xuất tiết nhiều cũng là lúc cơ thể nhiễm lạnh.
+ Máu đen: do lách sản xuất ra, mang tính ẩm ướt.
+ Mật vàng: do gan sản xuất, mang tính khô.
- Bệnh là sự mất cân bằng về tỷ lệ và quan hệ giữa bốn dịch đó. Lý thuyết của Hyppocrate có ảnh hưởng rất lớn đối với y học Châu Âu thời kì cổ đại. Bản thân Hypocrate là nhà y học cổ truyền vĩ đại, có công lao rất lớn; ví dụ như đã tách y học khỏi các ảnh hưởng của tôn giáo, chủ trương chẩn đoán bằng việc phát hiện các triệu chứng khách quan, đề cao đạo đức y học , ông cũng được coi là tác giả của lời thề thấy thuốc truyền tụng cho đến ngày nay.
Nhận xét:
Quan niệm về bệnh khá duy vật và biện chứng (tuy còn thô thiển). Có thể nói đây là đặc điểm dễ đạt được khi lý thuyết còn sơ sài, dừng lại ở trình độ chung và trừu tượng. Tuy nhiên, những quan sát trực tiếp của Hyppocrat lại khá cụ thể (4 dịch là có thật) và cho phép mọi người có thể kiểm chứng được. Nhờ vậy, các thế hệ sau có thể kiểm tra, sửa đổi và phát triển nó, nhất là khi các phương pháp thực nghiệm được áp dụng vào y học, đưa y học cổ truyền tiến đến hiện đại. Chính do vậy, Hyppocrat được thừa nhận là ông tổ của y học nói chung (kể cả y học cổ truyền và y học hiện đại). Cần nói thêm rằng Hyppocrat là Galen, một thầy thuốc đầy uy quyền, bảo thủ và giáo điều, đã kìm hãm sự phát triển của y học tới mấy trăm năm nay, kể cả khi ông mất.
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Quan điểm bệnh của Hy Lạp và La Mã cổ đại
Không có phản hồi