Quan niệm bệnh của thời kì nguyên thủy và Ai Cập cổ đại
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Thời kì nguyên thủy:
Người nguyên thủy khi biết tư duy cho rằng bệnh là sự trừng phạt của các đấng linh thiên đối với con người ở trần thế. Tại đây, có sự lẫn lộn giữa bản chất của bệnh với nguyên nhân gây bệnh (trả lời câu hỏi bệnh là gì cũng như câu hỏi bệnh do đâu). Không thể đòi hỏi một quan điểm tích cực hơn khi trình độ còn người còn quá thấp kém, với thế giới quan coi bất cứ vật gì và hiện tượng nào cũng có các lực lượng siêu linh can thiệp vào. Đáng chú ý là quan niệm này bước sang thế kỉ 21 vẫn còn tồn tại ở những bộ tộc lạc hậu, hoặc một bộ phận dân cư trong các xã hội văn minh.
Với quan niệm như vậy thì người xưa chữa bệnh chủ yếu bằng cách sử dụng các lễ vật để cầu xin: có thể cầu xin trực tiếp, hoặc thông qua những người làm nghề mê tín dị đoạn. Bao giờ cũng vậy, giá trị của lễ vật luôn luôn nhỏ hơn giá trị của điều cầu xin.
Tuy nhiên, trên thực tế người nguyên thủy đã bắt đầu biết dùng thuốc, mà không chỉ phó mặc số phận cho thần linh.
Trước các nền văn minh cổ đại:
Trước Công nguyên nhiều ngàn năm, một số vùng trên thế giới đã đạt trình độ văn minh rất cao so với mặt bằng chung. Ví dụ: Trung Quốc, Hy Lạp – La Mã, Ai Cập hay Ấn Độ…Trong xã hội hồi đó đã xuất hiện tôn giáo, tín ngưỡng, văn học nghệ thuật, khoa học (kể cả nền y học) và những quan điểm về triết học. Nền y học tại một số nơi đã đạt được những thành tựu lớn về y lý cũng như về phương pháp chữa bệnh và đã được đưa ra những quan niệm về bệnh.
Cổ Ai Cập:
Dựa vào thuyết Pneuma (sinh khí) cho rằng khí đem lại sinh lực cho cơ thể. Cơ thể phải thường xuyên hô hấp để đưa sinh khí vào. Bệnh là do hít phải các loại khí độc, không trong sạch. Từ đó, các nhà y học đề ra các nguyên tắc chữa bệnh.
Ấn Độ cổ đại:
Y học chính thống chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết học đạo Phật cho rằng cuộc sống là một vòng luân hồi (gồm nhiều kiếp), mỗi kiếp trải qua bốn giai đoạn: sinh, lão, bệnh, tử. Như vậy, bệnh là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, các nhà y học cổ của Ấn Độ vẫn sáng tạo được rất nhiều phương thuốc công hiệu (vật chất) để chữa bệnh. Đạo Phật còn cho rằng con người có linh hồn (vĩnh viễn tồn tại), nếu nó còn ngự trị trong thể xác sống, đe dọa thoát khỏi thể xác bệnh, thoát hẳn khỏi thể xác là chết.
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Quan niệm bệnh của thời kì nguyên thủy và Ai Cập cổ đại
Không có phản hồi