Quan niệm về bệnh của thời kì trung cổ
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Thời kì trung cổ:
Tại Châu Âu thời kì trung cổ (thế kỉ 4 – 12) được coi là đêm dài vì diễn ra suốt 8 thế kỉ dưới sự thống trị tàn bạo và hà khắc của nhà thờ, tôn giáo và chế độ phong kiến. Nguyên nhân là do sự cuồng tín vào những lí thuyết mang tính tôn giáo khiến các giáo sĩ (dựa vào cường quyền) sẵn sàng đàn áp các ý kiến đối lập. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa hơn là tầng lớp giáo sĩ và phong kiến muốn bảo vệ lâu dài đặc quyền thống trị của họ.
+ Các quan điểm tiến bộ bị đàn áp nếu trái với những tín điều trong kinh thánh, khoa học lâm vào tình trạng trì trệ và tụt lùi. Các nhà khoa học tiến bộ (như Bruno, Gallile…) bị khủng bố.
+ Quan niệm chính thống về bệnh tỏ ra rất mê muội (sự trừng phạt của Chúa đối với tội lỗi của con người), không coi trong chữa trị bằng thuốc (thay bằng cầu xin thần linh), y lý phải tuân theo các giáo lý của nhà thờ (mỗi vị thanh trấn giữ một bộ phận trong cơ thể), một số giáo sĩ lại cấm đọc các sách thuốc…Những nhà y học có quan điểm tiến bộ thì bị ngược đãi.
Tuy vậy, cuối thời Trung cổ vẫn lác đác có vài quan niệm duy vật, nhưng rất sơ sài, như Paracelsus (1493-1541) cho rằng lưu huỳnh có vai trò biểu hiện sức mạnh của linh hồn và trí tuệ, còn thủy ngân, muối có vai trò duy trì sức mạnh thể chất. Tuy vậy, các quan điểm này không được coi là chính thống nên ít có ảnh hưởng trong giới y học.
Nhận xét về quan điểm bệnh của Hy Lạp và La Mã cổ đại:
Quan niệm về bệnh khá duy vật và biện chứng (tuy còn thô thiển). Có thể nói đây là đặc điểm dễ đạt được khi lý thuyết còn sơ sài, dừng lại ở trình độ chung và trừu tượng. Tuy nhiên, những quan sát trực tiếp của Hyppocrat lại khá cụ thể (4 dịch là có thật) và cho phép mọi người có thể kiểm chứng được. Nhờ vậy, các thế hệ sau có thể kiểm tra, sửa đổi và phát triển nó, nhất là khi các phương pháp thực nghiệm được áp dụng vào y học, đưa y học cổ truyền tiến đến hiện đại. Chính do vậy, Hyppocrat được thừa nhận là ông tổ của y học nói chung (kể cả y học cổ truyền và y học hiện đại). Cần nói thêm rằng Hyppocrat là Galen, một thầy thuốc đầy uy quyền, bảo thủ và giáo điều, đã kìm hãm sự phát triển của y học tới mấy trăm năm nay, kể cả khi ông mất.
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Quan niệm về bệnh của thời kì trung cổ
Không có phản hồi