Rối loạn chức năng chống độc trong rối loạn chức năng gan
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Gan là một cơ quan trọng trong cơ thể, bởi đây là một trung tâm để tổng hợp và dự trữ các chất cần thiết trong cơ thể cần dùng cho nhiều quá trình chuyển hóa. Đây là nơi biến đổi các phân tử glucid và lipid cũng như các phân tử protid và dự trữ chúng thành các dạng năng lượng khác nhau. Khi cơ thể thiếu chúng sẽ điều hòa bằng cách chuyển hóa những chất dự trữ để tạo thành năng lượng cần thiết cho cơ thể tiêu dùng. Ví dụ như khi lượng đường trong máu (glucose là loại đường duy nhất có trong máy của mỗi người) giảm xuống dưới mức cho phép, thì gan sẽ phân cắt các phân tử glycogen được dự trữ để tạo thành glucose và đi vào máu, và ngược lại lúc no thì chúng lại biến đổi các phân tử glucose thành glycogen để trở về dự trữ trong gan. Ngoài ra gan còn là nơi chống độc cho cơ thể. Chúng khử các chất gây độc thành các dạng không độc đối với cơ thể. Vậy nên khi có các rối loạn tại gan thì chức năng chống độc cũng bị ảnh hưởng.
Chức năng chống độc của gan được thực hiện bằng hai phương thức:
Phương thức thứ nhất là cố định và thải trừ do các tế bào nhu mô gan lẫn các tế bào của mô liên võng đảm nhận. còn phương thức thứ hai là các phản ứng hóa học chỉ do các tế bào nhu mô gan đảm nhiệm. Sự thể hiện của chúng như sau:
- Chậm phân hủy một số loại hormon: ví dụ như hormon sinh dục (bệnh nhân bị mắc bệnh suy gan có các biểu hiện nh teo tinh hoàn, mất tính kích dục), hormon của tuyến vỏ thượng thận 17 – hydroxysteroid (bệnh nhân bị suy gan có hiện tượng ứ muối và ứ nước, thiểu niệu, cũng cóxuất hiện phù và cổ trướng)
- Giảm khả năng cố định chất màu: bình thường, khi tiêm các chất màu Bengali vào máu thì sau khoảng một giờ tất cả các chất màu được gan bắt giữ (các chất đó không còn lưu hành), hoặc với chất BSP (bromuasunfophtalein) sau khoảng 45 phút, chất màu còn giữ lại trong máu không tới 10%. Khi gan bị bệnh, thì khả năng cố định các chất màu kém, số lượng chất màu còn lưu hành trong máu cao hơn so với mức quy định.
- Giảm khả năng chuyển các chất độc thành các chất không độc (hoặc trở nên kém độc hơn trước) bằng các phản ứng hóa học: oxy hóa, như đối với phenylbutazon, hexobarbital, khử oxy như đối với chloramphenicol; thủy phân như đối với fethidin, acetyl hóa như đối với sulphonamid; liên hợp như đối với bilirubin tự do, amoniac, acid benzoic… Đó là cơ sở để tạo ra các nghiệm pháp thăm dò chức năng gan.
- Giảm chức năng sản xuất các bổ thể (các bổ thể này là các miễn dịch dịch thể trong cơ thể).
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Rối loạn chức năng chống độc trong rối loạn chức năng gan
Không có phản hồi