Rối loạn vi tuần hoàn (tiếp theo)
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Trong bệnh lý, hình thái và chức năng của hệ thống vi tuần hoàn (hệ thống tuần hoàn ngoại biên) đều bị rối loạn nhiều mặt ở nhiều mức độ. Để thuận tiện cho nhận thức người ta mô tả những rối loạn cơ bản. Đó là những rối loạn gốc, gặp nhiều bệnh khác nhau với vi tuần hoàn cục bộ cũng như trong rối loạn vi tuần hoàn toàn thân. Các rối loạn cơ bản của vi tuần hoàn bao gồm có ba loại khác nhau:
- Rối loạn trong lòng mạch.
- Rối loạn tại vách mạch.
- Rối loạn ở xung quanh mạch.
Rối loạn trong mạch:
Rối loạn lưu biến: đây là loại rối loạn như kết tụ các tế bào máu (bao gồm có những rối loạn là rối loạn kết tụ cổ điển, kiểu thứ hai xuất hiện khi truyền dextran phân tử lớn và kiểu cuối cùng là kết tụ không định hình), thay đổi chỉ số hematocrit (bao gồm có tăng chỉ số này và giảm chỉ số này cũng có thể gây ra tình trạng bệnh lý cho bệnh nhân) và dạng cuối cùng là thay đổi tốc độ máu, lưu lượng và áp lực máu ở vi tuần hoàn trong bệnh lý.
Tích đọng máu:
Tích đọng máu là tình trạng lưu giữ một lượng máu rất lớn trong hệ thống vi tuần hoàn (hay còn được gọi là tuần hoàn ngoại biên), chủ yếu là ở hậu mao mạch và tiểu tĩnh mạch (vốn có dung tích rất lớn). Các mạch này phản ứng bằng cách giãn rộng thêm. Nếu xảy ra ở phạm vi toàn thân thì sự tích đọng này có thể gây ra giảm khối lượng máu chung, làm giảm huyết áp, suy tim cấp (như trong trường hợp bệnh nhân bị sốc).
Do tổng thể tích của máu trong tuần hoàn hệ thống (hay còn gọi là tuần hoàn trung ương) chỉ có khoảng 150-200 ml (ở buồng tim và tại các mạch máu); còn lại là 95% nằm trong hệ thống của các vi tuần hoàn, trong đó riêng ở tiểu tĩnh mạch là khoảng 85%. Do vậy, nếu như tích đọng trong rối loạn vi tuần hoàn toàn thân thì hậu quả là rất trầm trọng (có thể gây ra sốc, tụt huyết áp…).
Đông máu nội mạch:
Do nhiều cơ chế (vón tụ tế bào, thoát nước,tổn thương nội mạc, tăng độ nhớt, máu cô đặc, rối loạn đông máu…) máu có thể đông lại trong các vi mạch. Đến lượt mình, đông máu lại tạo thuận cho ứ đọng, kết tụ, tan huyết, tăng thoát nước…ở các vi tuần hoàn.
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Rối loạn vi tuần hoàn (tiếp theo)
Không có phản hồi