Say nóng say nắng
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Say nóng say nắng
Vào thời điểm mùa hè khi nhiệt độ môi trường tăng cao, phải hoạt động ngoài trời vào khoảng thời gian gần trưa hay đầu giờ chiều rất dễ khiến cho con người xuất hiện các triệu chứng của say nóng, say nắng. Nếu không được sơ cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thậm chí tính mạng của nạn nhân.
Say nắng
Xảy ra khi làm việc, hoạt động ngoài nắng hoặc đi dưới nắng lâu, nhất là vào buổi trưa chiều, không có nó mũ nón che đầu, không có phương tiện bảo hộ để tia nắng gắt có nhiều tia tử ngoại trực tiếp vào vùng đầu, và gáy.Bản thân trung tâm điều nhiệt của cơ thể bị tổn thương khi ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào
Triệu chứng
– Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, ngất.
– Thần kinh bị kích thích, người vật vã, bồn chồn, có khi mê sảng, co giật.
– Có thể xuất hiện truỵ tim mạch: mạch nhanh nhỏ, có khi huyết áp tụt.
– Sốt rất cao trên 40 – 410C ngay từ đầu.
Say nóng
– Người lao động làm việc ở nơi nóng bức, nơi có nhiệt độ cao, không khí ẩm và ít thay đổi, không có sự luân chuyển không khí mát, thoát nhiều mồ hôi.
– Lực lượng vũ trang tập ngoài nắng, mặc áo phòng vệ cách nhiệt nên không thoát không khí và mồ hôi được, nhất là về xế chiều có nhiều tia tử ngoại, không được bổ sung đủ nước và muối.
Bản chất của say nóng là trung tâm điều nhiệt của cơ thể không thích ứng tự điều chỉnh được khi cơ thể hoạt động trong môi trường nóng bức.
Triệu chứng
– Lúc đầu vã mồ hôi, đau đầu, mệt mỏi, mặt đỏ dừ, cảm giác khó thở. Sau đó hoa mắt, chóng mặt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ, có thể ngất lịm.
– Nhiệt độ cơ thể tăng cao có thể trên 40 0C, da khô.
– Người li bì, vật vã, mê sảng, có thể có co giật, hôn mê.
Xử trí say nắng say nóng
- Chuyển ngay bệnh nhân ra khỏi nơi nắng nóng, cho bệnh nhân nằm nghỉ nơi thoáng mát, yên tĩnh. Cởi bỏ bớt quần áo ngoài, cho mặc đồ thoáng mát, nới áo ngực, dây lưng
- Đắp khăn mát lên trán, lên mặt, vào gáy, đắp một lớp chăn mỏng lên người.
- Theo dõi thân nhiệt thường xuyên
- Cho bệnh nhân uống nước orezol, hoặc pha ít muối và đường hoặc có thể cho bệnh nhân uống nước hoa quả, cho uống dần dần từng ít một. Nếu bệnh nhân sốt vẫn cao, cho uống thêm thuốc hạ nhiệt Paracetamol …
Nếu tình trạng bệnh nhân không ổn định, các triệu chứng không thuyên giảm, có triệu chứng của trụy tim mạch hoặc kích thích thần kinh nặng, hôn mê cần nhanh chóng phải đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị kịp thời
Phòng bệnh
- Người lao động làm việc trong môi trường nắng nóng cần được trang bị bảo hộ lao động tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào vùng đầu, gáy
- Chủ sử dụng lao động làm việc ngoài trời cần bố trí thời gian làm việc hợp lý, tránh làm việc vào những thời điểm nắng nóng cao độ nhất là khoảng thời gian từ 10h sáng đến 14 giờ chiều thay vào đó buổi sáng bắt đầu sớm hơn và chiều kết thúc muộn hơn
- Bố trí các phương tiện để luân chuyển không khí mát vào nơi làm việc để môi trường làm việc thích hợp hơn
- Bổ xung nước điện giải kịp thời khi làm việc trong môi trường nắng nóng.
Không có phản hồi