Sỏi thận-tiết niệu

Tin Tức Sức Khỏe

SỎI THẬN – TIẾT NIỆU

Sỏi thận – sỏi tiết niệu là một bệnh lý rất thường gặp, khoảng 3% dân số có sỏi thận-tiết niệu trong cuộc đời và tỉ lệ tăng cao ở người lớn tuổi, nam giới hay gặp hơn nữ.

Sỏi thường có 1 bên, nhưng có khi có cả 2 bên. Sỏi có thể đơn độc nhưng cũng có thể nhiều viên (tỷ lệ 3/1). Thường gặp sỏi Canxi chiếm 80% sau đó là sỏi Uric

Mức độ cản quang của các viên sỏi khác nhautùy vào thành phần hoá học và khối lượng của các viên sỏi khác nhau. Người ta ước tính khoảng 90% sỏi thận có thể phát hiện được bằng X quang, còn khoảng 5% – 10% không cản quang.

Đậm độ cản quang thường là thuần nhất. Cũng có thể có nhiều hình ảnh khác nhau như: sỏi có nhiều tầng, phần giữa lòng sỏi cản quang rõ nhưng xung quanh lại không cản quang, sỏi có cấu trúc hình nhẫn với tâm sáng (loại sỏi do hoại tử nhú thận).

Độ lớn và hình thái của sỏi rất thay đổi: từ những viên nhỏ như hạt cát đến những viên to hình san hô đúc khuôn toàn bộ đài và bể thận.

Sỏi ở bể thận thường có hình bầu dục, hình tam giác hoặc hình tam giác kết hợp với hình mỏ chim trên phim x quang.

Phân loại sỏi thận-Tiết niệu

Hầu hết sỏi thận-tiết niệu là sỏi hỗn hợp. Tuy nhiên có thể phân loại dựa vào thành phần chính của sỏi
Sỏi calci: chiếm 90% trường hợp.
Nguyên nhân do nồng độ muối calci trong nước tiểu quá cao.
Có thể do thiếu, giảm citrat niệu. Citrat có tác dụng ức chế kết tinh các muối calci. Khi có toan máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, hạ K+ máu, citrat niệu thường giảm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo sỏi.
Sỏi acid uric:
Ở bệnh nhân Gút làm tăng acid uric máu khiến nước tiểu quá bão hòa acid uric và tạo sỏi. Trong điều kiện nước tiểu acid thì acid uric càng dễ kết tinh.
Sỏi struvit:
Loại sỏi này thường ít gặp, nguồn gốc là do nhiễm khuẩn tiết niệu. Vi khuẩn tiết ra men urease làm phân hủy urê, tạo thành amoniac (NH4OH). Amoniac bị phân hủy tạo thành amonium NH4+ và OH gây kiềm hóa nước tiểu. Struvit (MgNH4PO.6H2O) được tạo thành và trong điều kiện nước tiểu kiềm hóa thì khó hòa tan và tạo sỏi.
Sỏi oxalat:
Nguyên nhân là tăng oxalat niệu tạo điều kiện tạo sỏi oxalat calci ngậm 1 phân tử nước. Sỏi oxalat phối hợp hằng định với lắng đọng calci.
Sỏi cystin:
Do rối loạn vận chuyển cystin ở ống thận và ở niêm mạc ruột, nguyên nhân do di truyền gen lặn nằm trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể thứ 14. Sỏi cystin thường đi với một bệnh cảnh bệnh lý ống thận di truyền (đa niệu, hạ K+ máu).

Triệu chứng

Đau: Bệnh nhân thường đau âm ỉ vùng  thắt lưng, đau tăng lên sau khi làm việc gắng sức có thể kèm tiểu buốt tiểu dắt
Một số bệnh nhân có cơn đau dữ dội, thường được gọi là “cơn đau quặn thận”. Đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu. Cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng.

Tiểu máu: Thường ít gặp,đa phần là tiểu máu vi thể người bệnh không nhìn thấy nước tiểu có máu mà phải xét nghiệm mới thấy hình ảnh hồng cầu trong nước tiểu.
Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Là biểu hiện của nhiễm khuẩn tiết niệu.
Một số bệnh nhân có biểu hiện sốt: Sốt cao, rét run kèm theo với triệu chứng đau hông lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.

Chẩn đoán hình ảnh:

Thông thường sỏi thận thường được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân đi kiểm tra sức khỏe được chỉ định siêu âm. Hình ảnh sỏi cản âm trên siêu âm rất rõ ràng có thể sử dụng để chẩn đoán xác định

Chụp bụng không chuẩn bị: Có thể phát hiện sỏi cản quang trên hệ thống đường niệu.


Chụp UIV: Dùng xác định chính xác vị trí của sỏi cản quang, đồng thời đánh giá chính xác được chức năng thận từng bên. Ngoài ra chụp UIV cũng để phát hiện những sỏi không cản quang.
Chụp thận ngược dòng (UPR) khi cần thiết: có tình trạng tắc nghẽn nhưng phim chụp thường không phát hiện được sỏi, chụp UIV thận không ngấm thuốc do tình trạng tắc nghẽn.
b. Các xét nghiệm khác:
Xét nghiệm nước tiểu tìm hồng cầu hoặc tìm bạch cầu

Xét nghiệm định lượng acid uric nước tiểu hoặc xét nghiệm định lượng oxalat nước tiểu

Điều trị

Khi mắc sỏi thận  bệnh nhân cần:
– Uống nhiều nước để đảm bảo lượng nước tiểu ít nhất là từ 2,5 lít/24giờ trở lên.
– Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận bể thận.
– Điều trị các triệu chứng và các biến chứng khác: Giảm đau, Ứ nước, ứ mủ bể thận, bí đái …
Với sỏi cystin:
. Mục đích đạt pH niệu: 7 – 7,5.
Sỏi acid uric:
– Hạn chế thức ăn nhiều acid uric (đạm 0,6 g/kg/24giờ).
– Kiềm hóa nước tiểu bằng Natribicarbonat hoặc Kalicitrat.
Sỏi struvit:
– Điều trị tích cực nhiễm khuẩn tiết niệu.
– Sau khi mổ lấy sỏi vẫn cần kiểm soát, điều trị tốt nhiễm khuẩn tiết niệu.
Sỏi calci:
– Chế độ ăn hạn chế calci.
– Hạn chế hấp thu calci ở ruột:
Điều trị ngoại khoa

Áp dụng với các bệnh nhân:
– Sỏi kích thước lớn, sỏi san hô bể thận.
– Sỏi gây các biến chứng nặng: ứ nước, ứ mủ …
– Sỏi nguyên nhân là do nhiễm khuẩn (sỏi struvit).
– Sỏi trên dị tật đường niệu.
Khi các can thiệp ít xâm lấn thất bại.
– Điều trị ngoại khoa hoặc tán sỏi xong, cần tiếp tục điều trị dự phòng nội khoa tránh tái phát.

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Tức Sức Khỏe
Chữa rối loạn cương dương chỉ với Formula For Men

Thực tế, dấu hiệu rối loạn cương dương không khó nhận biết, nhưng phần lớn nam giới không thẳng thắn thừa nhận và tìm cách khắc phục cũng như có sự chia sẻ với bạn đời. Tình trạng lâu ngày kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất …

Tin Tức Sức Khỏe
Formula For Men – Giải pháp mới giúp hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương cho nam giới

Rối loạn cương dương là một trong những rắc rối khó nói mà không ít cánh mày râu hiện đang gặp phải. Bởi vậy, việc tìm hiểu về nguyên nhân và các biện pháp chữa trị, cải thiện tình trạng này luôn là điều được nhiều người quan tâm. Trong …

Tin Tức Sức Khỏe
Sâm Ashwagandha – thảo dược tăng cường sinh lý nam mà mọi quý ông nên biết

Sâm Ashwagandha được biết đến là một loại thảo dược cực kỳ tốt cho sức khỏe. Nó được các nhà khoa học ưu ái gọi là “chất thích nghi”, nghĩa là giúp cơ thể bạn kiểm soát căng thẳng. Không chỉ vậy, thảo dược này còn mang đến nhiều lợi …

>