Vết thương khớp (tiếp theo)
- Bởi : Phạm Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
1.Sinh lí bệnh học của vết thương khớp.
- Bao hoạt dịch của khớp: là một lớp thanh mạc tiết ra dịch khớp, hạn chế được một phần nhiễm khuẩn, nhưng không hoàn toàn như phúc mạc.
- Sau khi chấn thương: nhờ có lớp nội mạc của bao hoạt dịch không có chứa các mạch máu, không hấp thụ, nhờ lớp dưới nội mạc tưới máu giảm, nên vết thương khớp sau 24 giờ đầu, người ta xem như một vết thương mới không nhiễm khuẩn.
- Dịch khớp: giúp bôi trơn khớp để cho khớp hoạt động và nuôi dưỡng cho khớp.
Vì vậy đây chính là lí do tại sao sau khi xử lí các vết thương khớp, ta phải tìm mọi cách để khâu kín lại bao khớp, bao hoạt dịch, không được dẫn lưu trong khớp.
2.Chẩn đoán vết thương khớp.
Dựa vào các biểu hiện lâm sàng và các hình ảnh X-quang.
Các dấu hiệu biểu hiện lâm sàng của bệnh: việc chẩn đoán vết thương khớp dựa vào 4 bệnh cảnh lâm sàng như sau:
- Vết thương khớp rộng, lộ mặt khớp trong ra ngoài.
- Vết thương vùng khớp , có chảy dịch khớp ra ngoài.
- Vết thương vùng khớp nhỏ (có thể nguyên nhân là do que chọc), sau khi tiến hành cắt lọc vết thương thấy thủng vào bao hoạt dịch của khớp.
- Vết thương khớp đến muộn, đã nhiễm khuẩn vết thương.
Các dấu hiệu X-quang: hình ảnh X-quang điển hình của bệnh nhân là:
- Có xuất hiện dị vật trong đường khớp.
- Xuất hiện hơi trong khớp.
- Các tổn thương xương khớp kèm theo.
3.Các biến chứng của bệnh nhân bị các vết thương xương khớp.
Viêm khớp cấp:
- Thường là các vết thương khớp đến muộn sau 3 ngày, không được xử lí từ trước.
- Khớp của bệnh nhân đau dữ dội, mất đi cơ năng của khớp.
- Biểu hiện của sốt cao 39-40 độ C, có các dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng.
- Khớp bị sưng to lên, chảy ra các dịch hôi hoặc là mủ.
- Chọc dò khơp thấy có mủ.
Viêm khớp tối cấp:
- Diễn biến nhanh, nặng hơn thể cấp tính. Bệnh nhân có xuất hiện hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc nặng.
- Tỷ lệ cắt cụt chi của bệnh cao nhằm để cứu tính mạng của bệnh nhân.
Viêm khớp tiềm ẩn:
Đây là một bệnh cảnh điều trị không kịp thời, không đúng hoặc bỏ sót những vết thương nhỏ.
Teo cơ cứng khớp: thường hay gặp ở những vết thương xương khớp.
4.Sơ cứu cho bệnh nhân có các vết thương khớp.
- Băng vô khuẩn vết thương.
- Bất động khớp ở tư thế cơ năng.
- Phòng và chống sốc với những vết thương khớp lớn: bằng các loại dịch, máu; dựa vào mạch máu, huyết áp, xét nghiệm hồng cầu, chỉ số hematocrit của bệnh nhân.
- Tiêm phòng uốn ván, dùng kháng sinh toàn thân với liều cao.
copy ghi nguồn:https://healthyeatingforums.com/
link bài viết:Vết thương khớp (tiếp theo)
Không có phản hồi