Viêm bàng quang, niệu đạo
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Viêm bàng quang, niệu đạo
Là tình trạng nhiễm trùng cấp tính hay mạn tính ở bàng quang, niệu đạo. ,bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng đái dắt, khó đái và đái mủ, bệnh không gây ra tử vong nhưng xuất hiện các triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến viêm thận bể thận ngược dòng và hậu quả có thể dẫn đến là suy thận mạn. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm thì tránh được nguy cơ suy thận đáng tiếc xảy ra…
Theo một nghiên cứu nước ngoài cho thấy viêm bàng quang, niệm đạo tỉ lệ khoảng 10% dân số, bệnh gặp nhiều ở nữ giới hơn là nam, tỷ lệ nữ/nam – 9/1. Ở người cao tuổi thì 2 giới bằng nhau.
Contents
Tác nhân gây bệnh
Căn nguyên chủ yếu là vi khuẩn trong đó Vi khuẩn Gram-âm chiếm khoảng 90%, vi khuẩn Gram-dương chiếm khoảng 10%. Các loại thường gặp là:
– Escherichia coli: 70 – 80% người bệnh.
– Proteus mirabilis: 10 – 15% người bệnh.
– Klebsiella: 5 – 10% người bệnh.
– Staphylococus saprophyticus: 5 – 10% người bệnh.
– Pseudomoras aeruginosa: 1 – 2% người bệnh.
– Staphylococus aureus: 1 – 2% người bệnh.
Yếu tố thuận lợi:
Do tắc nghẽn bài suất nước tiểu gây ứ trệ dòng nước tiểu tạo điều kiện cho nhiễm trùng và khi có nhiễm trùng thì duy trì nhiễm trùng, vì vậy viêm bàng quang, niệu đạo xảy ra trên bệnh nhân có tắc nghẽn đường tiết niệu thường rất dai dẳng
– Phì đại lành tính hoặc u tuyến tiền liệt.
– Sỏi, u bàng quang.
– Hẹp niệu đạo, hẹp bao qui đầu.
– Đái tháo đường.
– Có thai.
– Đặt sonde dẫn lưu bàng quang hoặc can thiệp bàng quang, niệu đạo hoặc sau viêm, sỏi hoặc phẫu thuật đường niệu
Triệu chứng:
Đau bụng: Không thường gặp, đau bụng râm ran vùng hạ vị có thể gặp phải nhưng bệnh nhân có thể chịu đựng được
Đi tiểu nhiều lần trong ngày, số lượng nước tiểu ít.
Khó đi tiểu (cảm thấy buồn tiểu nhưng tiểu không ra, có thể đau trước, trong và sau đi tiểu). Cảm giác đau buốt lúc cuối, nhiều khi đau dữ dội, chuột rút lan tới hai bẹn và hậu môn làm bệnh nhân không dám đi tiểu
Nước tiểu đục có cặn lơ lửng toàn bộ nhưng chủ yểu là đầu bãi và cuối bãi, có khi màu hồng đỏ của máu nếu có tình trạng xuất huyết bàng quang hoặc niệu đạo kèm viêm
Bệnh nhân có biểu hiện tình trạng nhiễm trùng: Thường chỉ sốt nhẹ gai rét nhưng với một số trường hợp tình trạng viêm nặng nề có thể thấy sốt cao môi khô lưỡi bẩn, toàn trạng kém.
Cận lâm sàng:
– Xét nghiệm nước tiểu thấy tế bào biểu mô niêm mạc bàng quang hoặc niệu đạo, tế bào mủ, hồng cầu (nếu có xuất huyết)
– Nuôi cấy vi khuẩn trong nước tiểu tìm vi khuẩn gây bệnh.
– Soi bàng quang thấy niêm mạc xung huyết có những giả mạc và có nhiều vết viêm trợt(hiện nay ít dùng vì gây đau và tăng nặng tình trạng viêm)
– Chẩn đoán hình ảnh: Trên siêu âm có thể phát hiện ra tình trạng dày thành bàng quang không đều, niêm mạc không trơn láng, ngoài ra có thể phát hiện sỏi hoặc túi thừa hoặc sa lồi niệu quản…
Điều trị
– Giải phóng yếu tố gây cản trở đường bài xuất ( Phẫu thuật phì đại tiền liệt tuyến, mổ sỏi đường tiết niệu…)
– Sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ, phối hợp kháng sinh điều trị.
– Dùng các thuốc giãn cơ để bệnh nhân đi tiểu dễ hơn đồng thời giảm đau cho bệnh nhân.
Nếu tình trạng viêm mạn tính, thông tiểu cho bệnh nhân để tháo sạch nước tiểu còn lại trong bàng quang rồi bơm các thuốc sát trùng vào bàng quang để tăng hiệu quả điều trị
Phòng bệnh
– Vệ sinh cá nhân hàng ngày, chú ý giữ vệ sinh sau khi đi tiểu tiện, sau quan hệ tình dục
– Điều trị các đợt viêm nhiễm cấp tính triệt để.
– Giải phóng các nguyên nhân gây cản trở đường bài xuất có thể dẫn đến tình trạng viêm
Không có phản hồi