Viêm khớp dạng thấp
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh lý tự miễn điển hình, diễn biến mạn tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau và sự diễn biến kéo dài của bệnh có thể dẫn đến sự tàn phế của người bệnh. Hiện nay bệnh được mang tên Viêm khớp dạng thấp để phân biệt với các bệnh khớp khác (thấp khớp cấp, viêm khớp mạn tính thiếu niên, thấp khớp phản ứng). Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh tương đối phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam, trên thế giới bệnh chiếm từ 0,5 – 3% dân số (ở người lớn). Ở Việt Nam chiếm tỷ lệ 0,5% trong nhân dân và 20% số bệnh nhân mắc bệnh khớp điều trị ở bệnh viện. Bệnh chủ yếu mắc ở phụ nữ tuổi trung niên, có đến 70 – 80% bệnh nhân là nữ và 60 – 70% trên 30 tuổi. Trong một số trường hợp bệnh có tính chất gia đình nhưng tỉ lệ này không cao.
Nguyên nhân
Không có nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh, tuy nhiên gần đây một số giả thuyết được đưa ra, người ta coi VKDT là một bệnh tự miễn với sự tham gia của nhiều yếu tố nguy cơ như:
Yếu tố tác nhân gây bệnh: có thể là một loại virus nhưng hiện nay chưa được xác minh chắc chắn.
Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính và lứa tuổi.
Yếu tố di truyền: từ lâu người ta đã nhận thấy bệnh VKDT có tính chất gia đình. Có nhiều công trình nghiên cứu nêu lên mối liên quan giữa bệnh VKDT và yếu tố kháng nguyên hòa hợp tổ chức HLA DR4 (ở bệnh nhân VKDT thấy 60 – 70% mang yếu tố này, trong khi ở người bình thường chỉ có 30%).
Các yếu tố thuận lợi khác: đó là những yếu tố phát động bệnh như suy yếu, mệt mỏi, bệnh truyền nhiễm, lạnh và ẩm kéo dài, phẫu thuật.
Triệu chứng lâm sàng
Đa số trường hợp bệnh bắt đầu diễn tiến chậm sau đó tăng dần, một số bắt đầu đột ngột với các dấu hiệu cấp tính. Trước khi các dấu hiệu khớp xuất hiện, bệnh nhân có thể có các biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, tê các đầu chi, ra nhiều mồ hôi, rối loạn vận mạch.
– Giai đoạn bắt đầu
Sưng đau khớp, thường bắt đầu ở một khớp nhỏ như các khớp ở tay hoặc khớp gối cũng có thể xuất hiện ở khớp khác nhưng tỉ lệ ít hơn
Có thể thấy cứng khớp buôi sáng trong số ít trường hợp, chưa thấy các biểu hiện của teo cơ hay biến dạng khớp. tình trạng bệnh keo0s dài trong khoảng vài tháng sau đó các triệu chứng sẽ nặng nề hơn và biểu hiện một các rõ ràng
– Giai đoạn toàn phát
Biểu hiện sưng đau các khớp xuất hiện trên nhiều vị trí bao gồm các khớp bàn ngón tay cổ tay khớp khuỷu, bàn ngón chân, cổ chân, khớp gối. Các khớp háng, cột sống và ức đòn thường ít gặp
Các khớp sưng đau có tính chất đối xứng hai bên, đau tăng nhiều về đêm kèm theo là tình trạng hạn chế vận động khớp. Hiện tượng cúng khớp buổi sáng gặp thường xuyên. Cuối cùng các khớp viêm dính và biến dạng khớp một cách nghiêm trọng
Hạt dưới da: Là dấu hiệu đặc hiệu chẩn đoán viên khớp dạng thấp tuy nhiên chỉ xuất hiện trên 5-10% các trường hợp bệnh, các hạt này có KT từ 5 đến 20mm, nổi lên bề mặt da, chắc không đau không di động dính vào nền xương bên dưới và thường xuất hiện trên xương trụ gần khớp khuyủ hoặc trên xương chày gần khớp gối
Da khô teo và xơ, giãn mạch , Có thể có loét vô khuẩn ở chân do rối loạn vận mạch
Teo cơ rõ rệt vùng tổn thương do hạn chế vận động, co kéo các dây chằng do biến dạng khớp, có thể viêm dây chằng phần lớn là gân Achille
Ngoài ra bệnh còn ảnh hưởng tới một số cơ quan nội tạng, mắt, thần kinh và chuyển hóa tuy nhiên tỷ lệ này thấp và các tổn thương không nặng nề
Cận lâm sàng và xét nghiệm
Sử dụng các xét nghiệm miễn dịch học để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Bao gồm các xét nghiệm Waaler – Rose và Latex, Hình cánh hoa hồng dạng thấp. Người ta cũng có thể sử dụng sinh thiết mạng hoạt dịch hay hạt dưới da để xác định bệnh
Hình ảnh Xquang dụng để khẳng định chẩn đoán: Hình ảnh hẹp khe khớp, dính và biến dạng khớp
Điều trị
– Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính kéo dài, đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục, có khi suốt cả cuộc đời người bệnh.
– Phải sử dụng kết hợp nhiều biện pháp điều trị như nội khoa, ngoại khoa, vật lý, chỉnh hình, tái giáo dục lao động, nghề nghiệp.
– Phương pháp điều trị phục hồi chức năng là rất quan trọng giúp cho bệnh nhân hạn chế các biến dạng khớp
– Điều trị thuốc, Nguyên tắc sử dụng thuốc:
+ Sử dụng ngay từ đầu các thuốc có thể ngăn chặn được sự hủy hoại xương, sụn (Corticoid, thuốc điều trị cơ bản), bất kể bệnh nhân đang ở giai đoạn nào của bệnh.
+ Điều trị triệu chứng đồng thời với điều trị cơ bản.
+ Các thuốc điều trị cơ bản được phép duy trì lâu dài. Hiện nay có xu hướng kết hợp nhiều thuốc trong nhóm: Methotrexat + Chloroquin.
Không có phản hồi